vn index Archives - UNExpress | Website nhiều người xem nhất https://unexpress.net/tag/vn-index/ Tin nhanh! Fri, 23 Dec 2022 02:57:22 +0000 en-US hourly 1 https://unexpress.net/wp-content/uploads/2022/12/image.jpg vn index Archives - UNExpress | Website nhiều người xem nhất https://unexpress.net/tag/vn-index/ 32 32 213125451 VN-Index kết thúc chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp nhờ cổ phiếu ngân hàng https://unexpress.net/vn-index-ket-thuc-chuoi-giam-4-phien-lien-tiep-nho-co-phieu-ngan-hang/ Fri, 23 Dec 2022 02:57:22 +0000 https://unexpress.net/?p=77383 Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của các chỉ số chưa có sự thay đổi so với phiên trước đó

The post VN-Index kết thúc chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp nhờ cổ phiếu ngân hàng appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>

Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của các chỉ số chưa có sự thay đổi so với phiên trước đó. Cụ thể, tín hiệu của VN-Index, VN30, HNX-Index và VNSmallcap duy trì ở trạng thái Tiêu cực dù lực bán có phần suy yếu trong khi VNMidcap là chỉ số duy nhất vẫn giữ được trạng thái kỹ thuật Trung tính.

Dự báo trong phiên cuối tuần, ngày 23/12/2022, thị trường có thể duy trì trạng thái biến động hẹp với thanh khoản ở mức trung bình. Chỉ số VN-Index có thể sẽ có nhịp kiểm định kháng cự MA5, MA10 tại vùng 1030-1040 điểm hoặc vùng hỗ trợ MA50 ở 1015 điểm phía dưới. Trong trường hợp một trong hai ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự này bị phá vỡ với thanh khoản đủ lớn, VN-Index sẽ phát ra tín hiệu thay đổi trạng thái lình sình hiện tại. Trong kịch bản tích cực nếu vượt qua 1040 điểm, chỉ số có thể sẽ tăng lên lại vùng 1.100 điểm; ngược lại, nếu đóng cửa dưới 1015 điểm, VN-Index có thể sẽ quay trở lại vùng đáy quanh 900 điểm.

Theo ghi nhận của chúng tôi, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng điểm, dẫn dắt bởi VPB (+4,5%), VCB (+0,8%), BID (+1,0%), MBB (+1,7%), TPB (+3,5%) và LPB (+4,3%) . Tuy nhiên, EIB (-2,8%) giảm sau khi tăng 5,1% trong 3 phiên giao dịch gần nhất.

Trong nhóm cổ phiếu bất động sản, KDH (+7.0%) tăng trần trong khi VHM (+1.0%) có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp.

GAS (-2.2%) kéo dài chuỗi giảm sang phiên thứ tư liên tiếp. Trong khi đó, mã phân phối xăng dầu PLX (+3.9%) tăng mạnh.

Mã hàng không HVN (-5,6%) đã giảm 9,7% trong 2 phiên qua.

The post VN-Index kết thúc chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp nhờ cổ phiếu ngân hàng appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
77383
VN-Index giảm phiên đầu tuần, Việt Nam ghi nhận lượng TPCP phát hành đạt mức cao kỷ lục https://unexpress.net/vn-index-giam-phien-dau-tuan-viet-nam-ghi-nhan-luong-tpcp-phat-hanh-dat-muc-cao-ky-luc/ Tue, 13 Dec 2022 08:24:52 +0000 https://unexpress.net/?p=77025 Chỉ số VN-Index giảm điểm trong phiên đầu tuần, trong khi lượng TPCP phát hành đạt mức cao nhất trong 18 tháng. Vấn đề thanh khoản hạ nhiệt trong tháng 11 bên cạnh tỷ giá USD/VND hạ nhiệt do đồng USD suy yếu

The post VN-Index giảm phiên đầu tuần, Việt Nam ghi nhận lượng TPCP phát hành đạt mức cao kỷ lục appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
  • Chỉ số VN-Index giảm điểm trong phiên đầu tuần
  • Lượng TPCP phát hành đạt mức cao nhất trong 18 tháng
  • Vấn đề thanh khoản hạ nhiệt trong tháng 11
  • Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt do đồng USD suy yếu
  • Chỉ số VN-Index đã chốt phiên giảm 1,9% trong phiên đầu tuần (12/12/2022) do nhiều mã có vốn hóa lớn giảm điểm trong phiên giao dịch buổi chiều.

    Theo ghi nhận, VIC (-6,9%) là cổ phiếu lấy đi nhiều điểm giảm nhất trong phiên hôm nay. Công ty con của Vingroup là VHM (-6,6%) và VRE (-6,4%) cũng giảm.

    Bên cạnh đó, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng giảm điểm, bao gồm BID (-2,8%), CTG (-2,1%), MBB (-2,7%) và STB (-4.9%). Ngược lại, EIB (+6,9%) tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp.

    Mã sản xuất thép HPG (-3,1%) giảm điểm sau khi tăng 5,2% trong 2 phiên giao dịch trước. Ngược lại, NVL (+6,9%) kết thúc chuỗi 5 phiên giảm sàn liên tiếp.

    Lượng TPCP phát hành đạt mức cao nhất trong 18 tháng

    Lượng TPCP phát hành trong tháng 11 tăng 73,6% so với tháng trước (MoM) đạt 42,8 nghìn tỷ đồng. Lợi suất trúng thầu các kỳ hạn 10 năm và 15 năm trong các phiên đấu thầu gần nhất đều tăng 80 điểm cơ bản so với tháng trước lên lần lượt 4,8% và 4,9%.

    Trong khi đó, giao dịch trên thị trường thứ cấp tiếp tục thu hẹp với giá trị giao dịch bình quân ngày (ADTV) của các giao dịch outright giảm gần 40% MoM xuống 1,4 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp gần như không đổi so với tháng trước. Tính đến cuối tháng 11, lợi suất các kỳ hạn 5 năm và 10 năm đạt lần lượt 4,81% (-2 điểm cơ bản MoM) và 4,92% (-3 điểm cơ bản MoM).

    Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp có thể duy trì quanh mức hiện tại. Một mặt, áp lực từ môi trường kinh tế toàn cầu gần đây đã dịu bớt với lạm phát của Mỹ hạ nhiệt, là một tín hiệu cho thấy Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giảm bớt quan điểm cứng rắn trong việc điều hành lãi suất thời gian tới. Mặt khác, tâm lý thị trường có thể vẫn thận trọng do nhu cầu thanh khoản có thể tăng vào cuối năm, điều này có thể khiến lãi suất VND tiếp tục duy trì ở mức cao.

    KBNN đã công bố kế hoạch phát hành 100 nghìn tỷ đồng TPCP trong quý 4/2022. Như vậy, KBNN cần phát hành thêm 32,6 nghìn tỷ đồng trong tháng 12 (~76% lượng TPCP phát hành trong tháng 11) để hoàn thành kế hoạch phát hành quý 4/2022. Do đó, VCSC cho rằng kế hoạch này là khả thi.

    Vấn đề thanh khoản hạ nhiệt trong tháng 11

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục sử dụng nghiệp vụ OMO và tín phiếu để bơm/hút thanh khoản trong hệ thống ngân hàng trong tháng 11. Áp lực thanh khoản đã giảm bớt khi NHNN chỉ bơm ròng 21,3 nghìn tỷ đồng trong tháng 11, thấp hơn nhiều so với mức 50,4 nghìn tỷ đồng trong tháng 10. Lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm (ON) và 1 tuần (1W) trung bình trong tháng 11 đạt lần lượt là 5,00% (-28 điểm cơ bản MoM) và 5,67% MoM (-13 điểm cơ bản MoM).

    Ngày 05/12, NHNN quyết định điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2022 thêm 1,5-2 điểm % nhờ thanh khoản hệ thống cải thiện và áp lực từ bên ngoài đối với tỷ giá giảm bớt. Mặc dù nhu cầu tín dụng cao hơn có thể gây áp lực cho lãi suất liên ngân hàng, NHNN có thể tiếp tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống thông qua OMO khi áp lực tỷ giá gần đây đã hạ nhiệt.

    Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt do đồng USD suy yếu

    Tỷ giá USD/VND giảm trong tháng 11 và đầu tháng 12 chủ yếu do đồng USD giảm mạnh trên thị trường thế giới. Tỷ giá USD/VND giảm xuống 24.000 vào ngày 05/12 (giảm 3,5% kể từ cuối tháng 10; tăng 4,9% kể từ đầu năm).

    Kỳ vọng của thị trường về việc Fed có thể sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới, cùng với nguồn cung USD ổn định từ giải ngân vốn FDI, thặng dư thương mại và kiều hối có thể hỗ trợ cho tỷ giá USD/VND trong thời gian tới.

     

    The post VN-Index giảm phiên đầu tuần, Việt Nam ghi nhận lượng TPCP phát hành đạt mức cao kỷ lục appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    77025
    VN-Index tiếp tục có thêm phiên tăng điểm, nhà đầu tư hào hứng đón sóng https://unexpress.net/vn-index-tiep-tuc-co-them-phien-tang-diem-nha-dau-tu-hao-hung-don-song/ Thu, 01 Dec 2022 12:02:12 +0000 https://vietnaminsider.vn/?p=76621 Mặc dù vậy, khi gặp ngưỡng cản tại 1065 điểm, lực bán sẽ tiếp tục được thúc đẩy, đặc biệt tại phân khúc vốn hoá vừa và nhỏ

    The post VN-Index tiếp tục có thêm phiên tăng điểm, nhà đầu tư hào hứng đón sóng appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>

    Chỉ số VN-Index đã tăng 1,6% trong phiên hôm cuối cùng của tháng 11, đánh dấu phiên tăng điểm thứ năm liên tiếp khi khối ngoại mua ròng trong 8 phiên liên tiếp. Tính chung trong tháng 11, chỉ số VN-Index tăng 2% sau 2 tháng giảm điểm.

    Theo ghi nhận của Market Insider, VHM (+2,6%) là mã đóng góp nhiều điểm tăng nhất trong phiên hôm nay và đã tăng 22,7% trong 5 phiên qua. Bên cạnh đó, HPG (+5,7%) kéo dài đà tăng sang phiên thứ năm liên tiếp. Các mã ngân hàng cũng góp phần kéo VN-Index lên bao gồm: VCB (+1,5%), VPB (+4,0%), VIB (+6,9%) và TCB (+2,8%) tăng. Nhóm bán lẻ, cổ phiếu MWG (+3,0%) đã tăng 16,7% trong tuần. GAS (-1,6%) là mã lấy đi nhiều điểm giảm nhất trong phiên hôm nay.

    Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của các chỉ số chứng khoán vẫn duy trì trạng thái Tích cực. Trong khi đó, tín hiệu trung hạn của VN-Index và VN30 đã được cải thiện lên mức Trung tính, tốt hơn so với tín hiệu tại VNMidcap, VNSmallcap và HNX-Index. Dự báo trong phiên ngày mai, nhóm cổ phiếu dẫn dắt sẽ tiếp tục vai trò thúc đẩy VN-Index tăng điểm sau khi chỉ số này vừa vượt qua kháng cự trung hạn MA50 ngày.

    Mặc dù vậy, khi gặp ngưỡng cản tại 1065 điểm, lực bán sẽ tiếp tục được thúc đẩy, đặc biệt tại phân khúc vốn hoá vừa và nhỏ. Sự giằng co có thể khiến cho VN-Index thu hẹp phần điểm tăng, thậm chí có thể điều chỉnh giảm để kiểm định lại vùng 1035-1040 điểm vừa vượt qua. Ở kịch bản này, nhóm cổ phiếu được đại diện bởi những VNMidcap, VNSmallcap hay HNX-Index có thể sẽ ghi nhận sự điều chỉnh mạnh hơn so với nhóm vốn hoá lớn, nơi vẫn được hỗ trợ bởi lực cầu mạnh mẽ từ khối ngoại.

    @ VCSC/ Market Insider

    The post VN-Index tiếp tục có thêm phiên tăng điểm, nhà đầu tư hào hứng đón sóng appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    76621
    Các mã ngân hàng giảm điểm vào cuối phiên, chỉ số VN-Index kết thúc chuỗi tăng 9 phiên liên tiếp https://unexpress.net/cac-ma-ngan-hang-giam-diem-vao-cuoi-phien-chi-so-vn-index-ket-thuc-chuoi-tang-9-phien-lien-tiep/ Sat, 07 Aug 2021 01:08:02 +0000 https://vietnamjournal.net/?p=2829 Chỉ số VN-Index dường như đã có thể ghi nhận phiên giao dịch tăng điểm thứ mười liên tiếp, tuy nhiên, một số mã ngân hàng đã giảm điểm vào cuối phiên, khiến chỉ số VN-Index đóng cửa với mức giảm 0,3%. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index khép lại tuần tăng 2,4%, ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp.

    The post Các mã ngân hàng giảm điểm vào cuối phiên, chỉ số VN-Index kết thúc chuỗi tăng 9 phiên liên tiếp appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    Hôm nay, chỉ số VN-Index dường như đã có thể ghi nhận phiên giao dịch tăng điểm thứ mười liên tiếp, tuy nhiên, một số mã ngân hàng đã giảm điểm vào cuối phiên, khiến chỉ số VN-Index đóng cửa với mức giảm 0,3%. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index khép lại tuần tăng 2,4%, ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp.

    Hầu hết c mã ngân hàng giảm điểm, ảnh hưởng bởi VCB (-1,3%), VPB (-1,2%), TCB (-1,3%), STB (-2,4%), MBB (-1,2%) và ACB (-1,2%) . GAS (-1,5%) có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp. Mặt khác, mã phân phối xăng dầu PLX (+0,9%) tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng qua. VHM (+2,0%) tăng 5,2% tính chung cả tuần. Mã phát triển bất động sản khu công nghiệp BCM (+6,9%) tăng trần.

    Các biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19 khiến các hoạt động kinh tế bị gián đoạn

    Tình hình lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 dẫn đến việc áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh thàng phía Nam và Hà Nội. Tính đến cuối tháng 7, số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã tăng lên 145.686 ca, từ 15.065 ca vào cuối tháng 6. Đà lây lan nhanh của dịch COVID-19 đã khiến Chính phủ thông báo thực hiện Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh thành phía Nam, Hà Nội và một số khu vực khác trong 2 tuần. Vào đầu tháng 8, Chính phủ đã kéo dài thời gian áp dụng Chỉ thị 16 thêm 2 tuần, diễn biến này có thể sẽ tiếp tục gây ra những gián đoạn trong hoạt động kinh tế ở các địa phương này.

    Việt Nam đã nhận được gần 11,5 triệu liều vaccine COVID-19 trong tháng 7. Tốc độ thực hiện tiêm chủng đang bắt đầu tăng tốc. Trong tháng 7, Việt Nam đã nhận 11,5 triệu liều vaccine COVID-19 7 và khoảng 2 triệu liều trong tuần đầu tiên của tháng 8, nâng tổng số liều vaccine đã giao cho Việt Nam lên khoảng 18 triệu liều. Tính đến ngày 05/08, đã có 8,1 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm cho hơn 7,2 triệu lượt người (tương đương gần 7,4% tổng dân số Việt Nam). Trong số này, TP. HCM đã thực hiện tiêm 2,0 triệu liều. TP.HCCM – trung tâm tài chính của Việt Nam đặt mục tiêu sẽ có 70% dân số trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vaccine vào cuối tháng 8.

    Ngành sản xuất đối mặt với các gián đoạn HĐKD do các biện pháp hạn chế của Chính phủ nhằm kiểm soát dịch COVID-19. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ tăng 2,2% YoY trong tháng 7 – mức tăng theo tháng thấp nhất kể từ đầu năm 2021 (ngoại trừ tháng 2/2021 do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán) – với IIP của lĩnh vực sản xuất chỉ tăng 2,9% YoY. Trong 7 tháng đầu năm 2021, IIP toàn ngành công nghiệp và ngành chế biến/chế tạo tăng trưởng lần lượt 7,9% YoY và 9,9% YoY, đều cao hơn mức tăng trưởng 2,6% YoY và 4,2% YoY trong cùng kỳ 2020. Trong khi đó, chi số Quản trị Nhà mua hàng (PMI) ghi nhận tháng thứ hai liên tiếp sụt giảm với kết quả tháng 7 là 45,1 điểm (tăng nhẹ so với mức 44,1 điểm trong tháng 6).

    Các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động bán lẻ. Các biện pháp giãn cách xã hội áp dụng theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh tháng phía Nam, Hà Nội và một số khu vực khác đã tác động mạnh đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước (MoM) và giảm 19,8% YoY. Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 0,7% YoY nhưng giảm 0,74% nếu loại trừ yếu tố giá (so với mức giảm 5,2% YoY trong cùng kỳ 2020). Việc kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16 ở các tỉnh phía Nam và Hà Nội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 8.

    Ngân sách nhà nước ghi nhận thặng dư 61,9 nghìn tỷ đồng tính đến ngày 15/07/2021. Theo Tổng Cục Thống kê (TCTK) tính đến ngày 15/7/2021, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 819,4 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 61% kế hoạch cả năm 2021. Trong khi đó, chi ngân sách đạt 757,5 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 44,9% kế hoạch năm 2201, trong đó chi cho đầu tư phát triển chỉ đạt 31,6% kế hoạch cả năm. Chúng tôi kỳ vọng chi ngân sách Nhà nước sẽ tăng tốc vào cuối năm do tăng các khoản chi tiêu nhằm kiểm soát dịch bệnh và giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh để hỗ trợ nền kinh tế.

    Vốn FDI giải ngân giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng. Giải ngân FDI đạt 1,26 tỷ USD trong tháng 7 (mức thấp nhất trong 5 tháng qua). Tính chung 7 tháng đầu năm, FDI giải ngân tăng 3,8% YoY đạt 10,5 tỷ USD trong khi tổng vốn FDI đăng ký giảm 11,1% YoY xuống 16,7 tỷ USD. Trong tổng vốn đăng ký, vốn đăng ký mới tăng 7%, đạt 10,13 tỷ USD, trong khi FDI cam kết tăng thêm và thông qua góp vốn mua cổ phân giảm lần lượt 3,7% và 55,8% xuống còn 4,54 tỷ USD và 2,05 tỷ USD.

    Tăng trưởng hoạt động thương mại giảm tốc trong tháng 7. Theo số liệu của TCTK, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 18,5% YoY đạt 55,7 tỷ USD trong tháng 7 (so với 40,3% YoY ghi nhận trong trong quý 2/2021). Trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đạt lần lượt 185,3 tỷ USD (+25,5% YoY) và 188,0 tỷ USD (+35,3% YoY), dẫn đến nhập siêu 2,7 tỷ USD (so với mức xuất siêu 8,7 tỷ USD trong 7 tháng 2020). Các biện pháp nhằm kiểm soát dịch COVID-19 có thể gây ra một số gián đoạn trong sản xuất cũng như kéo dài thời gian giao hàng và do đó khiến tăng trưởng thương mại chậm lại.

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021 tăng do giá năng lượng tăng và nhu cầu thực phẩm tăng đột biến do áp dụng giãn cách xã hội. Theo TCTK, CPI của Việt Nam tăng 0,62% MoM (+2,25% so với đầu năm – YTD) và 2,64% YoY. CPI bình quân 7 tháng 2021 tăng 1,64% YoY (mức thấp nhất cùng giai đoạn kể từ năm 2016). Do nhu cầu lương thực tăng trong tháng 7 chỉ là tạm thời và giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã giảm vào ngày 27/07, áp lực lạm phát có thể hạ nhiệt trong tháng 8. Chúng tôi hiện dự báo CPI bình quân 3,0% cho cả năm 2021.

    Đồng VND tiếp tục tăng giá so với USD trong tháng 7. Tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm xuống dưới 23.000, giao dịch ở mức 22.947 vào cuối tháng, tương đương với mức tăng giá 0,3% MoM so với USD và tăng 0,7% YTD. Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng dòng vốn FDI ổn định và tăng trưởng xuất khẩu cao sẽ hỗ trợ cho đồng VND vào cuối năm 2021. Ngoài ra, các ngân hàng có thể hủy hợp đồng bán USD kỳ hạn với NHNN để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần thiết.

     

    The post Các mã ngân hàng giảm điểm vào cuối phiên, chỉ số VN-Index kết thúc chuỗi tăng 9 phiên liên tiếp appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    2829
    Các mã bất động sản ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index https://unexpress.net/cac-ma-bat-dong-san-anh-huong-den-chi-so-vn-index/ Thu, 08 Jul 2021 14:18:36 +0000 https://vietnamjournal.net/?p=2119 Chỉ số VN-Index giảm 1,0% và thanh khoản trên sàn HOSE giảm còn 878,30 triệu USD trong phiên hôm nay khi các nhà đầu tư lo ngại về sự bùng phát của dịch COVID-19 trên toàn quốc và các tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.

    The post Các mã bất động sản ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>

    Chỉ số VN-Index giảm 1,0% và thanh khoản trên sàn HOSE giảm còn 878,30 triệu USD trong phiên hôm nay khi các nhà đầu tư lo ngại về sự bùng phát của dịch COVID-19 trên toàn quốc và các tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.

    Các mã bất động sản ảnh hưởng mạnh đến chỉ số VN-Index. NVL (-6,1%) giảm sau 2 phiên tăng điểm liên tiếp và là mã lấy đi nhiều điểm giảm nhất trong phiên. Nhóm cổ phiếu Vingroup – VIC (-2,6%), VHM (-1,7%) và VRE (-3,2%) – đều giảm điểm. Ngược lại, DXG (+4,8%) là một điểm sáng khi có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp.

    Hầu hết các mã ngân hàng đều giảm điểm, ảnh hưởng bởi VCB (-2,1%), VPB (-2,0%) và CTG (-1,1%). Mặt khác, VIB (+3.2%) đã tăng trong 4/5 phiên giao dịch gần nhất.

    MSN (+3,3%) đã tăng 9,9% trong 2 phiên giao dịch qua.

    MWG (+4,0%) và DGW (+6,7%) đều tăng mạnh.

    Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VN30 tạm chuyển về Trung tính trong khi tín hiệu của VN-Index, HNX-Index chuyển xuống Tiêu cực, tương đồng với tín hiệu hiện tại của VNMidcap và VNSmallcap. Trong khi đó, tín hiệu kỹ thuật trung hạn của các chỉ số vẫn duy trì Tích cực.

    Dự báo trong phiên ngày mai, thị trường với đại diện là chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục dao động thăm dò trong phiên sáng giữa kháng cự MA20 tại 1380 điểm và hỗ trợ đáy gần nhất tại 1355 điểm. Tùy thuộc vào việc mốc kháng cự hay hỗ trợ bị phá vỡ thì lực mua hay lực bán sẽ gia tăng lên trong phiên chiều để quyết định hướng đi tiếp theo của thị trường.

    Trong trường hợp hỗ trợ tại 1355 bị vi phạm (chúng tôi cho rằng kịch bản này đang có xác suất cao hơn), chỉ số VN-Index có thể giảm để kiểm định hỗ trợ trung hạn MA50 tại 1.330 điểm một lần nữa. Ngược lại, nếu VN-Index có thể vượt trở lại lên trên mốc 1380 điểm, chỉ số này sẽ có cơ hội kiểm định kháng cự cao hơn tại 1400 điểm, tạo bởi đường MA10.

    @ VCSC

    The post Các mã bất động sản ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    2119
    Phố Wall giảm điểm có tác động đến chứng khoán Việt Nam? https://unexpress.net/pho-wall-giam-diem-co-tac-dong-den-chung-khoan-viet-nam/ https://unexpress.net/pho-wall-giam-diem-co-tac-dong-den-chung-khoan-viet-nam/#respond Tue, 06 Jul 2021 17:52:52 +0000 https://soledad.pencidesign.net/soledad-time-magazine/the-trump-administration-just-did-something-unambiguously-good-for-obamacare-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c/ Thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) giảm điểm trong phiên giao dịch 15/6 do các nhà đầu tư tránh những rủi ro lớn khi các thị trường chờ đợi thông tin mới từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

    The post Phố Wall giảm điểm có tác động đến chứng khoán Việt Nam? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>

    Thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) giảm điểm trong phiên giao dịch 15/6 do các nhà đầu tư tránh những rủi ro lớn khi các thị trường chờ đợi thông tin mới từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

    Khép phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 94,42 điểm (0,27%), chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 8,56 điểm (0,20%) và chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 101,29 điểm (0,71%). Chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu – theo dõi chứng khoán của 45 quốc gia, cũng giảm 0,85 điểm (0,12%), tờ TTXVN đưa tin.

    Mike Loewengart, Giám đốc chiến lược đầu tư tại E*Trade Financial, cho biết, nguồn cung bị hạn chế và nhu cầu tăng mạnh dường như đang đè nặng lên các công ty. Chỉ số giá sản xuất (PPI) báo hiệu rằng lạm phát đang gia tăng và thị trường đang chờ đợi quyết định của Fed. Trong khi đó các quan chức Fed coi việc tăng giá hiện tại chỉ là tạm thời khi nền kinh tế phục hồi.

    Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch 15/6 chỉ số VN-Index tăng 5,64 điểm, hay 0,41% lên 1.367,36 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index lại giảm 0,72 điểm, hay 0,23%, xuống 318,29 điểm theo TTXVN.

    The post Phố Wall giảm điểm có tác động đến chứng khoán Việt Nam? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    https://unexpress.net/pho-wall-giam-diem-co-tac-dong-den-chung-khoan-viet-nam/feed/ 0 654
    Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam bất ngờ mất hơn 56 điểm? https://unexpress.net/dieu-gi-khien-chung-khoan-viet-nam-bat-ngo-mat-hon-56-diem/ https://unexpress.net/dieu-gi-khien-chung-khoan-viet-nam-bat-ngo-mat-hon-56-diem/#respond Tue, 06 Jul 2021 08:53:29 +0000 https://soledad.pencidesign.net/soledad-time-magazine/the-trump-administration-just-did-something-unambiguously-good-for-obamacare-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c/ Chiều ngày 06/7/2021, VN-Index bất ngờ đảo chiều trước phiên ATC 15 phút, sau đó rơi thẳng đứng và mất hơn 56 điểm khi đóng cửa – mức giảm sâu nhất trong vòng năm tháng.

    The post Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam bất ngờ mất hơn 56 điểm? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>

    Chiều ngày 06/7/2021, VN-Index bất ngờ đảo chiều trước phiên ATC 15 phút, sau đó rơi thẳng đứng và mất hơn 56 điểm khi đóng cửa – mức giảm sâu nhất trong vòng năm tháng qua.

    Phiên giảm điểm trong ngày đầu tiên hệ thống mới của HoSE vận hành khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn. Phần đông báo cáo của công ty chứng khoán cho rằng khả năng VN-Index giảm tiếp và bị ấn xuống dưới 1.400 điểm khá lớn. Tuy nhiên, dự báo này không chính xác trong suốt phiên sáng nay bởi chỉ số vẫn duy trì sắc xanh dù biên độ không lớn.

    Trạng thái thị trường thay đổi đột ngột 45 phút trước giờ đóng cửa. VN-Index đảo chiều từ tăng thành giảm, sau đó rơi thẳng đứng khi lực bán tháo lan trên diện rộng. Dòng tiền tham gia bắt đáy không đủ mạnh để vực dậy hàng loạt cổ phiếu đang giảm hết biên độ.

    Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM chốt phiên tại 1.354,79 điểm, giảm hơn 56 điểm so với tham chiếu. Đây là phiên giảm mạnh nhất trong hơn năm tháng qua. Lần gần nhất VN-Index giảm trên mức này là ngày 28/1, khi đó chỉ số rơi 73,23 điểm, tương ứng 6,67%. Số lượng cổ phiếu giảm áp đảo hoàn toàn với 350 mã, gấp gần bảy lần số cổ phiếu tăng. Trong đó, 56 mã giảm hết biên độ.

    Rổ VN30 có 26 mã giảm, trong đó 7 mã giảm sàn và hầu hết đều thuộc nhóm ngân hàng như CTG, TCB, MBB, TPB. Ở chiều ngược lại, chỉ có ba mã vốn hoá lớn đang ngược dòng thị trường là NVL, VJC và PNJ. Trong đó, NVL dẫn đầu biên độ tăng khi tích luỹ thêm 1,7% để lên 117.000 đồng.

    Trong số 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến thị trường thì ngân hàng cũng chiếm phân nửa. Dẫn đầu trong danh sách này là VHM và TCB khi cùng mất 6,9% so với tham chiếu, tiếp đến VIC mất 2,6%.

    Thanh khoản sàn TP HCM hôm nay đạt 28.673 tỷ đồng, tăng khoảng 640 tỷ đồng so với hôm qua và duy trì mạch đi lên phiên thứ ba liên tiếp. HPG đóng góp gần 2.500 tỷ đồng, tiếp đến VPB khoảng 2.400 tỷ đồng. Ba cổ phiếu còn lại trong nhóm năm mã có giá trị giao dịch lớn nhất đều trên 1.000 tỷ đồng, gồm CTG, TCB và STB.

    Dòng tiền vẫn tập trung nhiều nhất ở nhóm tài chính với gần 10.500 tỷ đồng. Nhóm bất động sản đứng thứ hai với gần 4.160 tỷ đồng, sau đó là nguyên vật liệu, công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu.

    Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 1.775 tỷ đồng và bán ra 1.793 tỷ đồng. Nhóm này tập trung giải ngân vào MWG, HPG và FPT.

    Phương Đông @ VNExpress

    The post Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam bất ngờ mất hơn 56 điểm? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    https://unexpress.net/dieu-gi-khien-chung-khoan-viet-nam-bat-ngo-mat-hon-56-diem/feed/ 0 664
    Chứng khoán Việt Nam sẽ đối diện rủi ro tiềm ẩn trong 6 tháng cuối năm? https://unexpress.net/chung-khoan-viet-nam-se-doi-dien-rui-ro-tiem-an-trong-6-thang-cuoi-nam/ https://unexpress.net/chung-khoan-viet-nam-se-doi-dien-rui-ro-tiem-an-trong-6-thang-cuoi-nam/#respond Tue, 06 Jul 2021 05:54:20 +0000 https://soledad.pencidesign.net/soledad-time-magazine/the-trump-administration-just-did-something-unambiguously-good-for-obamacare-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c/ Động lực từ nhóm VN30 có thể thúc đẩy chỉ số VN-Index hướng đến các vùng mục tiêu tiếp theo lần lượt là 1.450 và 1.480 điểm nhờ sự hỗ trợ của tăng trưởng kết quả kinh doanh quý 2/2021, theo nhận định của công ty chứng khoán SSI.

    The post Chứng khoán Việt Nam sẽ đối diện rủi ro tiềm ẩn trong 6 tháng cuối năm? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>

    Động lực từ nhóm VN30 có thể thúc đẩy chỉ số VN-Index hướng đến các vùng mục tiêu tiếp theo lần lượt là 1.450 và 1.480 điểm nhờ sự hỗ trợ của tăng trưởng kết quả kinh doanh quý 2/2021, theo nhận định của công ty chứng khoán SSI.

    “Chiến lược quản trị rủi ro cần được nhà đầu tư chú trọng hơn trong giai đoạn này do thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải đối diện với một số rủi ro tiềm ẩn trong giai đoạn 6 tháng cuối năm.”

    Thông tin được nhóm phân tích từ Công ty cổ phần chứng khoán SSI (SSI) nêu ra trong báo cáo Chiến lược thị trường tháng 7/2021 với chủ đề “Tận dụng cơ hội đi kèm với quản trị rủi ro.”

    Theo SSI, chỉ số VN-Index dễ dàng vượt ngưỡng cản tâm lý 1.400 điểm trong phiên ngày 28/6 với sự xác nhận của khối lượng lớn. Dù liên tiếp đối diện với lực cung sau đó, chỉ số VN-Index vẫn vượt qua và liên tục thiết lập các mức đỉnh mới nhờ sự quay trở lại dẫn dắt của nhóm VN30.

    Khối lượng giao dịch trên VN30 sau khi thu hẹp trong tháng Sáu cũng đã bật tăng trở lại trong 2 phiên đầu tháng Bảy, vượt qua mức bình quân 20 phiên và cho thấy tín hiệu dòng tiền quay trở lại nhóm này.

    Đọc thêm: VN-Index giảm điểm, nhưng thanh khoản trên sàn HOSE tăng mạnh với hệ thống giao dịch mới

    Động lực từ nhóm VN30 có thể thúc đẩy chỉ số VN-Index hướng đến các vùng mục tiêu tiếp theo lần lượt là 1.450 và 1.480 điểm nhờ sự hỗ trợ của tăng trưởng kết quả kinh doanh quý 2/2021.

    Dù vậy, chiến lược quản trị rủi ro cần được nhà đầu tư chú trọng chặt chẽ trong giai đoạn này.

    Theo SSI, các rủi ro của thị trường có thể đến từ áp lực lạm phát quay lại và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận có thể không còn mạnh trong quý 3 và quý 4 do ảnh hưởng COVID-19 kéo dài. Chi phí đầu vào tăng làm thu hẹp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như hết hiệu ứng so sánh trên nền thấp của cùng kỳ năm 2020.

    Về mặt tích cực, các nhà phân tích từ SSI cho rằng dù thị trường chứng khoán Việt Nam đang được dẫn dắt chính bởi khối nhà đầu tư cá nhân trong nước nhưng động thái giao dịch tích cực từ khối ngoại có thể giúp gia tăng sự lạc quan chung của thị trường.

    Thực tế, dù vẫn còn bán ròng trong tháng Sáu nhưng giá trị bán ròng của khối ngoại đã thấp hơn nhiều so với mức bán ròng kỷ lục của tháng Năm. Tổng lượng bán ròng của khối ngoại trên 3 sàn là 30.400 tỷ đồng trong nửa đầu năm.

    Dòng vốn ETF (Quỹ hoán đổi danh mục – quỹ hoạt động mô phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu, như chỉ số chứng khoán) cũng diễn biến khả quan hơn, đảo chiều quay lại xu hướng tích cực trong tháng Sáu.

    Các quỹ bị rút ròng trong tháng Năm là VFM VN30 ETF và SSIAM VNFIN Lead đã có dòng tiền dương trở lại với giá trị là 560 tỷ đồng và 51 tỷ đồng.

    Ở chiều ngược lại, Fubon là quỹ có giá trị rút ròng lớn nhất, đạt 150 tỷ đồng. Tính chung cả tháng Sáu, có khoảng 26 triệu USD vốn vào các quỹ ETF tại Việt Nam.

    Trong những ngày đầu tháng Bảy, SSI tiếp tục ghi nhận xu hướng tích cực ở các quỹ VFMVN30, VFM VNDiamond và Fubon mua ròng trở lại.

    Bên cạnh đó, quỹ Asian Growth CUBS ETF mới được thành lập trong tháng Sáu dù quy mô quỹ còn nhỏ (2 triệu USD) và chỉ khoảng 27% tổng tài sản của quỹ được phân bổ vào thị trường Việt Nam, nhưng cũng được kỳ vọng sẽ thu hút thêm dòng vốn trong thời gian tới.

    Tháng Bảy là tháng cao điểm công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm, với tăng trưởng lợi nhuận khả quan được dự đoán vẫn ghi nhận các nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao trong rổ VN30 như ngân hàng, dầu khí, chứng khoán và thép.

    Tăng trưởng điểm số của VN-Index trong tháng Sáu đã đưa hệ số định giá P/E (hệ số giá trên lợi nhuận 1 cổ phiếu) hiện tại và hệ số định giá P/E năm 2021 của chỉ số từ mức 18,18 lần và 16,19 lần vào thời điểm cuối tháng Năm lên mức 19,35 lần và 17,08 lần vào ngày 2/7.

    SSI cho rằng định giá thị trường đã phản ánh một phần mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực của doanh nghiệp trong quý 2/2021 và nửa đầu năm./.

    Văn Giáp (TTXVN/Vietnam+)

    The post Chứng khoán Việt Nam sẽ đối diện rủi ro tiềm ẩn trong 6 tháng cuối năm? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    https://unexpress.net/chung-khoan-viet-nam-se-doi-dien-rui-ro-tiem-an-trong-6-thang-cuoi-nam/feed/ 0 680
    VN-Index giảm điểm, nhưng thanh khoản trên sàn HOSE tăng mạnh với hệ thống giao dịch mới https://unexpress.net/vn-index-giam-diem-nhung-thanh-khoan-tren-san-hose-tang-manh-voi-he-thong-giao-dich-moi/ Mon, 05 Jul 2021 14:50:22 +0000 https://vietnamjournal.net/?p=1912 Sau khi giảm xuống dưới mốc 1.400 điểm vào phiên giao dịch sáng nay, chỉ…

    The post VN-Index giảm điểm, nhưng thanh khoản trên sàn HOSE tăng mạnh với hệ thống giao dịch mới appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>

    Sau khi giảm xuống dưới mốc 1.400 điểm vào phiên giao dịch sáng nay, chỉ số VN-Index đã dần phục hồi trong phiên chiều và đóng cửa giảm 0,6% trong khi phiên giao dịch đầu tiên với hệ thống mới của sàn HOSE đã giúp thanh khoản tăng vọt lên 1,22 tỷ USD.

    Cổ phiếu đáng chú ý:
    • GAS (-4,8%) giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần và là mã lấy đi nhiều điểm giảm nhất trong phiên.
    • VRE (-6,7%) giảm sàn trong khi công ty mẹ VIC (-1,1%) giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua.
    • Các mã giảm đáng chú ý khác bao gồm NVL (-3,4%), HPG (-2,1%) và MSN (-2,0%).
    • Một số ngân hàng có mức tăng đáng kể bao gồm TCB (+6,8%), ACB (+5,1%), STB (+3,5%) và TPB (+4,1%). Ngược lại, VCB (-1,1%) và CTG (-1,1%) giảm điểm.
    • MWG (+6,2%) đã tăng gần 16% trong 6 phiên giao dịch gần nhất.

    Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VNMidcap và VNSmallcap tạm chuyển xuống mức Trung tính trong khi tín hiệu của các chỉ số còn lại vẫn giữ ở mức Tích cực với một cảnh báo suy yếu xuất hiện tại VN-Index khi chỉ số này đóng cửa dưới đường MA5 ngày. Dự báo trong phiên ngày mai, đà hồi phục cuối ngày 5-7 có thể tạo quán tính cho thị trường xuất hiện nhịp tăng sớm để VN-Index, VNMidcap hay VNSmallcap kiểm định các hỗ trợ vừa đánh mất, đối với VN-Index đó là đường MA5 và đỉnh cũ tại vùng 1415-1420 điểm.

    Áp lực bán có thể gia tăng trở lại sau đó và tạo ra những sự giằng co và phân hóa cho thị trường. Nếu VN-Index có thể đóng cửa trên mốc 1415-1420 điểm, chỉ số này sẽ củng cố lại đà tăng để hướng lên kháng cự mạnh tại 1480 điểm. Ngưỡng lại, nếu không thể vượt qua mốc 1415 điểm, VN-Index có thể sẽ thoái lui để kiểm định hỗ trợ MA10 tại 1400 điểm, thậm chí là MA20 tại 1380 điểm. Hiện tại, chiến lược nắm giữ các mã “khỏe” vẫn được chúng tôi khuyến nghị.

    Thông tin doanh nghiệp

    HĐQT của BWE đã phê duyệt kế hoạch mua thêm cổ phần tại CTCP Cấp nước Gia Tân (GIWACO)

    * CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (BWE) thông báo rằng HĐQT đã thông qua kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu của công ty tại GIWACO từ 12% lên hơn 30%. Ngoài ra, BWE sẽ tham gia vào đợt phát hành cổ phiếu mới của GIWACO. Cụ thể, GIWACO sẽ phát hành 10 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng (8,7 triệu USD). Giá chào bán là 10.000 đồng/CP và phương thức thực hiện là phát hành quyền mua theo tỷ lệ 1:1.

    * Chúng tôi cho rằng công ty cấp nước chưa niêm yết này có tiềm năng nhờ nhu cầu nước sạch cao tại Khu đô thị Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai, giáp ranh với tỉnh Bình Dương. GIWACO có công suất thiết kế hiện tại là 20.000 m3/ngày và đặt mục tiêu đạt 50.000 m3/ngày trong năm 2025. Ngoài ra, GIWACO đã đặt kế hoạch cho năm 2021 với doanh thu đạt 10 tỷ đồng (+163,2% YoY) và lỗ ròng 35 tỷ đồng so với khoản lỗ ròng 20 tỷ đồng vào năm 2020. Công ty cũng đặt kế hoạch lợi nhuận cho giai đoạn 2021-2025, trong đó đặt mục tiêu có lãi vào năm 2024.

    * Chúng tôi hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN cho BWE với giá mục tiêu là 33.700 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 0%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,5%.

    —————————————-

    Chủ tịch HĐQT của VCB và CTG đều từ nhiệm để chuyển sang đảm nhận vị trí Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang và Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

    * Ngày 03/07/2021, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng TMCP Công thương (CTG) công bố ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT của VCB – và ông Lê Đức Thọ – Chủ tịch HĐQT của CTG – đã thôi giữ chức vụ của họ tại 2 ngân hàng này, sau khi Bộ Chính trị đã phân công ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức danh Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang và ông Lê Đức Thọ giữ vị trí Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

    * Trước đó, ông Nghiêm Xuân Thành và ông Lê Đức Thọ được bầu vào vị trí Ủy viên Trung ương Đảng vào cuối tháng 01/2021.

    * Thông báo liên quan đến người thay thế cho vị trí Chủ tịch HĐQT tại 2 ngân hàng này hiện chưa được công bố. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các Tổng Giám đốc của 2 ngân hàng này có thể được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT mới.

    * Tổng giám đốc của VCB, ông Phạm Quang Dũng đã làm việc tại VCB kể từ năm 2007 và được bầu vào vị trí Tổng Giám đốc năm 2014. Tổng Giám đốc của CTG, ông Trần Bình Minh đã gắn bó với CTG kể từ năm 1999 và được bầu vào vị trí Tổng Giám đốc năm 2018.

    * Chúng tôi hiện có khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho VCB với giá mục tiêu là 108.900 đồng/CP và khuyến nghị MUA cho CTG với giá mục tiêu là 54.900 đồng/CP.

    —————————————-

    Kiểm toán Nhà nước yêu cầu DPM điều chỉnh tăng lợi nhuận ròng 2020 thêm 34%

    * Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) điều chỉnh LNST năm 2020 lên 941 tỷ đồng – cao hơn 238 tỷ đồng hoặc 33,8% so với số liệu được công bố trước đó – do 1) giảm 83 tỷ đồng trong chi phí bảo trì được ghi nhận trong năm 2020, 2) Chi phí bán hàng và chi phí khấu hao lần lượt giảm 23 tỷ đồng và 49 tỷ đồng, và 3) ghi nhận thêm 91 tỷ đồng từ thu nhập ngoài cốt lõi tÙ bồi thường bảo hiểm do vấn đề kỹ thuật xảy ra vào năm 2019.

    * DPM cho biết sẽ điều chỉnh các bút toán tương ứng. Cụ thể, công ty sẽ ghi nhận thêm lợi nhuận ròng tăng dần (khoảng 220 tỷ đồng) vào KQKD 6 tháng 2021 thay vì điều chỉnh lại số 2020. Trong khi việc ghi nhân 91 tỷ đồng tiền bồi thường bảo hiểm trong 6 thàng 2021 phù hợp kỳ vọng của chúng tôi, mức lợi nhuận gia tăng còn lại tương tứng với khả năng điều chỉnh tăng trong dự báo 2021 của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

    * Chúng tôi hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho DPM với giá mục tiêu là 19.200 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự kiến là -7,8%, đã bao gồm lợi suất cổ tức 6,7%). DPM đang giao dịch ở mức P/E là 12,8 lần và P/B là 1,1 lần trong năm 2021, dựa theo dự báo của chúng tôi.

    —————————————-

    PVT hoàn tất việc mua tàu VLGC

    * Ngày 01/07/2021, Công ty Vận tải Nhật Việt – một công ty con mà Tông CT Vận tải Dầu khí (PVT) sở hữu 51% cổ phần – đã tiếp nhận 1 tàu chở khí siêu trọng (VLGC) tuổi đời 15 tuổi NV Aquamarine. Tàu VLGC này có công suất 81.600 m3, lớn hơn 20-30 lần so với tàu chở khí LPG thông thường. Ngoài ra, giá trị đầu tư của NV Aquamarine là 40 triệu USD – cao hơn 3,0-3,5 lần so với tàu chở LPG thông thường.

    * Trong ĐHCĐ gần đây của PVT, Tổng Giám đốc cho biết NV Aquamarine sẽ làm việc ở thị trường nước ngoài theo hợp đồng thuê riêng có thời hạn. Ngoài ra, TGĐ tin rằng tàu VLGC này có thể mang lại lợi nhuận hàng năm là 100 tỷ đồng nhờ giá thuê ngày thuận lợi, tương ứng rằng tàu NV Aquamarine có thể đóng góp lợi nhuận ròng 51 tỷ đồng – tương đương ~ 6 -8% tổng lợi nhuận ròng của PVT. Chúng tôi cho rằng sẽ có điều chỉnh tăng nhẹ dự báo của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

    * Chúng tôi hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN với mức giá mục tiêu là 18.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng là -3,5%, đã bao gồm lợi suất cổ tức 5,0%). Với mức giá đóng cửa hôm nay, PVT đang giao dịch tại P/E cốt lõi năm 2021 dự kiến là 12,0 lần và EV/EBITDA là 4,8 lần, dựa trên dự báo của chúng tôi.

    @ VCSC/ Vietnam Journal

    The post VN-Index giảm điểm, nhưng thanh khoản trên sàn HOSE tăng mạnh với hệ thống giao dịch mới appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    1912
    Nhà đầu tư đua chốt lời, VN-Index bị thổi bay hơn 17 điểm https://unexpress.net/nha-dau-tu-dua-chot-loi-vn-index-bi-thoi-bay-hon-17-diem/ https://unexpress.net/nha-dau-tu-dua-chot-loi-vn-index-bi-thoi-bay-hon-17-diem/#respond Thu, 27 May 2021 17:53:20 +0000 https://soledad.pencidesign.net/soledad-time-magazine/the-trump-administration-just-did-something-unambiguously-good-for-obamacare-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c/ Khi các cổ phiếu đã đạt được mức sinh lời hấp dẫn, nhu cầu chốt lời để hiện thực hóa lợi nhuận của nhà đầu tư tăng mạnh.

    The post Nhà đầu tư đua chốt lời, VN-Index bị thổi bay hơn 17 điểm appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>

    Phiên giao dịch 27.5, thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sau chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp. Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 13,13 điểm xuống 1.303,5 điểm, trong đó chỉ số VN30 giảm 17,73 điểm còn 1.437,38 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 101 mã tăng/322 mã giảm, ở rổ VN30 có 6 mã tăng, 22 mã giảm và 2 mã giữ tham chiếu.

    Áp lực chốt lời ở phiên 27.5 diễn ra trên diện rộng và thanh khoản cũng ở mức kỷ lục. Đây là phiên giảm mạnh thứ 2 trong 1 tháng vừa qua, áp lực bán tập trung ở nhóm VN30 khi nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian vừa qua, tờ Nhịp Cầu Đầu Tư đưa tin.

    Thanh khoản thị trường hôm nay lập kỷ lục mới với giá trị khớp lệnh đạt hơn 21.910 tỉ đồng trên sàn HOSE. Nhu cầu chốt lời sau chuỗi tăng nóng vừa qua đã khiến thanh khoản lên cao.

    Theo nhận định của Công ty Chứng khoán MB (MBS), thị trường điều chỉnh giảm là điều bình thường vì sau hơn 6 phiên tăng liên tiếp, các cổ phiếu đã có mức tăng bình quân từ 20 đến 30% sẽ kích thích các nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận. Đây cũng là phiên điều chỉnh rõ nét nhất kể từ khi thị trường bước vào đợt tăng mới vừa qua, bên cạnh đó vùng 1.320-1.330 điểm cũng là vùng cản mạnh.

    Thanh khoản được đẩy lên mức kỷ lục mới và luôn có những ý kiến trái chiều giữa người bán và người mua. Dẫu vậy MBS cho rằng điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, đưa tỉ trọng danh mục về mức cân bằng hoặc thấp.

    Ở góc nhìn phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho biết chỉ số VN-Index điều chỉnh sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp khi mà chỉ số này đã tiếp cận khá gần với ngưỡng kháng cự 1.320 điểm.

    Khối lượng khớp lệnh trong phiên 27.5 chỉ xấp xỉ mức trung bình 20 phiên nhưng giá trị giao dịch lập kỉ mới với khoảng 25.000 tỉ đồng khớp lệnh trên hai sàn HOSE và HNX cho thấy áp lực bán mạnh trong phiên hôm nay chủ yếu tập trung ở nhóm vốn hoá lớn.

    Trên góc nhìn kỹ thuật, SHS đánh giá việc VN-Index tuy giảm nhưng vẫn giữ được ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.300 điểm cho thấy khả năng tiếp tục đi hết sóng tăng 5 với target trong khoảng 1.320-1.325 điểm là vẫn còn.

    Theo đó, trong phiên giao dịch cuối tuần 28.5, thị trường có thể sẽ tăng điểm trở lại để tiếp tục hoàn thành sóng tăng 5. Nhà đầu tư đã mua vào các vị thế ngắn hạn khi thị trường điều chỉnh về quanh ngưỡng 1.250 điểm trước đó thể canh chốt lời nếu thị trường có nhịp tăng tiến vào vùng kháng cự trong khoảng 1.320-1.325 điểm. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư với tỉ trọng tiền mặt lớn hạn chế mua đuổi trong giai đoạn hiện tại và chờ đợi những nhịp điều chỉnh về các mức giá hấp dẫn hơn, theo Nhịp Cầu Đầu Tư.

    The post Nhà đầu tư đua chốt lời, VN-Index bị thổi bay hơn 17 điểm appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

    ]]>
    https://unexpress.net/nha-dau-tu-dua-chot-loi-vn-index-bi-thoi-bay-hon-17-diem/feed/ 0 662