Trang chủ » VN-Index vượt ngưỡng kháng cự 1.300 điểm, thanh khoản vẫn thấp dù có cải thiện

VN-Index vượt ngưỡng kháng cự 1.300 điểm, thanh khoản vẫn thấp dù có cải thiện

bởi unexpress

Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 16,46 điểm, nâng chỉ số vượt ngưỡng mức kháng cự là 1.310,05 điểm. HNX-Index cũng tăng 3,88 điểm, đưa chỉ số đạt 314,85 điểm. UPcom-Index tăng 0,64 điểm với chỉ số đạt 86,78 điểm. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là 25.953,25 tỷ đồng, tương đương 858,18 triệu cổ phiếu. 

Chú thích ảnh
Cổ phiếu ở nhiều ngành hầu hết đều tăng trong ngày 30/7.

VN-Index tiếp tục đà tăng phải kể đến 5 mã có đóng góp tích cực nhất cho thị trường, giúp thị trường tăng điểm mạnh là VPB, MSN, VIV, ACB và MBB. Ở chiều ngược lại, VJC, SSB, OCB, VNM, PSH là những mã cố kéo thị trường thu hẹp đà tăng chỉ số. Tuy nhiên, sức giảm này không đáng kể. 

Theo chuyên gia tài chính – chứng khoán Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank KimEng Việt Nam, việc VN-Index thử thách tại vùng điểm 1.310 là điều đáng chú ý. Bởi  VN-Index có một phiên tăng và là phiên tăng thứ 4 liên tiếp, điều chưa từng có trong giai đoạn điều chỉnh từ đầu tháng 7 đến nay.

Diễn biến tích cực này có đóng góp ở nhiều nhóm ngành trọng yếu như ngân hàng, bán lẻ, tài chính và dầu khí. Sự tích cực trở lại diễn ra ở hầu hết các ngành cho thấy sự lạc quan của nhà đầu tư đang dần trở lại thị trường trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Chuyên gia Phan Dũng Khánh nhận định, mục tiêu của VN-Index ở ngưỡng kháng cự mạnh là 1.350 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền nhìn chung vẫn yếu dù có sự cải thiện nên khả năng bên bán chưa thật sự mạnh. Vì vậy, nếu lực bán tăng lên thì tuần sau sẽ là thử thách cho thị trường và sẽ xác định thị trường vào xu hướng tăng lại hay chưa. Theo đó, nhà đầu tư có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cân bằng với tiền cho giai đoạn hiện nay và chờ đợi thêm một số tín hiệu cải thiện mới.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, dòng tiền của thị trường lúc này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch bệnh. Nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 sớm kiểm soát trong tháng 8 thì mức tăng trưởng GDP có thể sẽ duy trì trên 6% và chỉ số VN-Index vẫn có thể đạt mức cao nhất 1.456 – 1.500 điểm trong 6 tháng cuối năm. Còn nếu dịch bệnh kéo dài hết quý III/2021 thì tăng trưởng GDP có thể dưới mức 5,5% và chỉ số VN-Index có thể chỉ đạt mức cao nhất là quanh vùng 1.420 điểm. 

Điều quan trọng là dịch bệnh hiện nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt nên dòng tiền ngắn hạn vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường. Tuy nhiên, điểm tích cực là lãi suất vẫn duy trì ở mức thấp, cho thấy kênh đầu tư chứng khoán vẫn đang là kênh thu hút dòng tiền.

Do đó, với giai đoạn khó kiểm soát tình hình dịch bệnh như hiện nay, cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thiết yếu và công nghệ có thể sẽ là sự lựa chọn phù hợp trong giai đoạn này. Ngoài ra, yếu tố về định giá cũng có thể xem xét trong giai đoạn này khi nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng lũy kế cao so với cùng kỳ, vì đây sẽ là những doanh nghiệp có thanh khoản cao trong thời điểm dịch bệnh.

Theo Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm