“Từ khi bắt đầu công việc tại Việt Nam từ 2009, rất nhiều doanh nghiệp đã có sự cải tiến rất lớn và các ngân hàng cũng đã bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán, từ đó cho thấy vai trò của Giám Đốc Tài Chính (CFO) trở nên lớn hơn bao giờ hết.” Bài phỏng vấn Rahn Wood – Chủ Tịch ngân hàng Trade Development Bank of Mongolia chia sẻ với chúng tôi trong cuộc phỏng vấn gần đây. “Ngày nay, nhiều công nghệ tiên tiến liên tục ra mắt, đặc biệt là AI và Blockchain, càng làm vai trò của một Digital CFO trở nên quan trọng trong việc tinh gọn quy trình và số hóa số liệu tài chính trở nên minh bạch hơn.”
Ông có thể chia sẻ những điểm nổi bật trong sự nghiệp của mình không?
Tôi may mắn khi bắt đầu sự nghiệp trong giai đoạn đầu của “Vi tính hóa” các quy trình thủ công và sự phát triển của thời đại quản trị thông tin. Thực sự thì phòng ban đầu tiên tôi làm việc tại ngân hàng ANZ là phòng Kế Hoạch Tài Chính của Khối ngân hàng thương mại và tôi đã học được rất nhiều cách trích xuất dữ liệu để phân tích các thông tin quan trọng. Với sự phát triển của các phần mềm phân tích dữ liệu, tôi có thể phân tích các mô hình giá và sản phẩm phức tạp hơn.
Tôi luôn biết ơn ANZ và trân quý khoảng thời gian làm việc tại ANZ khi có cơ hội phát triển kinh nghiệm tại ngân hàng thông qua sự thay đổi vị trí luân phiên định kỳ từ lập kế hoạch, tín dụng thương mại, chuyên viên phân tích và ngân hàng điện tử. Sau đó, tôi chuyển đến phòng quản trị sản phẩm, phát hành thẻ và đặc biệt khi ra mắt Ngân Hàng Điện Tử đầu tiên tại Úc vào năm 1995. Hơn hẳn những gì người ta nói về Internet, Mobile Banking – dịch vụ ngân hàng di động sẽ trở nên không thể thiếu và đặc biệt phổ biến khắp quốc gia với BPay (hệ thống thanh toán quốc gia). Cuối cùng các kênh ngân hàng truyền thống dần tập trung hơn cho việc đầu tư tương tác với khách hàng đa kênh.
Giai đoạn sau của sự nghiệp, tôi quyết định ra nước ngoài làm việc và cám ơn HSBC đã tạo điều kiện cho tôi làm việc trong lãnh vực ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số tại nhiều thị trường quan trọng: Úc, Arab Saudi, Việt Nam, Singapore và Hongkong – những nơi đã cho tôi học rất nhiều sự đa dạng trong văn hóa và các giai đoạn phát triển kinh tế, phần nào đó đã ảnh hưởng đến các sản phẩm / dịch vụ tài chính trong tương lai.
Như đã đề cập, Đó là một hướng đi đúng đắn của tôi khi luôn tìm cách phát triển kiến thức kỹ thuật và kinh doanh của mình về các lĩnh vực ngân hàng khác nhau một cách liên tục. Bất cứ khi nào có một sáng kiến chiến lược hoặc cơ hội để mở rộng kiến thức, tôi luôn sẵn sàng tham gia
Thử thách lớn nhất trong sự nghiệp của tôi có lẽ là sự thay đổi trong chiến lược tập đoàn. Ví dụ như một ngân hàng chuyển hướng từ việc tập trung tăng trưởng sang tập trung tính Tuân Thủ (nghĩa là giảm đi sự mở rộng quy mô). Ở vài thời điểm nhất định, điều này sẽ gâu hậu quả cho vai trò của tôi hoặc cho cả doanh nghiệp.
Sự bùng phát của đại dịch Covid cũng là một thử thách lớn với tôi khi đảm nhiệm vị trí CEO của tập đoàn Taxi lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó với hơn 20,000 nhân sự và có vị trí nhất định trong lãnh vực vận tải của Việt Nam. Nhìn lại, đó là một trải nghiệm lãnh đạo đáng kinh ngạc dành cho tôi trong thời điểm đó.
Vai trò của Giám đốc Tài chính (CFO) đã phát triển trong suốt thời gian tôi làm việc. Từ một vai trò tương đương với Kế toán trưởng (kiểm soát thanh toán và ngân sách) đến một Giám Đốc Đầu tư tập trung hơn vào ba chỉ số cân bằng, phân bổ vốn hiệu quả và phát triển chiến lược. Ở một thị trường phát triển như Úc, rõ ràng kỳ vọng đối với CFO rất cao và đòi hỏi một chuyên gia kinh nghiệm, lưu loát với cả kỹ năng tài chính kỹ thuật và khả năng giao tiếp với tất cả các bên liên quan. Kể từ khi tôi có kinh nghiệm tại Việt Nam vào năm 2009, tổ chức đã phát triển đáng kể và nhiều ngân hàng đã tham gia vào thị trường chứng khoán, do đó vai trò của CFO đã trở nên đòi hỏi hơn. Có thể yếu tố chưa phát triển so với các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nhưng chắc chắn sẽ trở thành trọng tâm trong trung hạn.
Mặc dù Mongolia là một nền kinh tế toàn cầu hóa, nhưng vai trò của Giám đốc Tài chính (CFO) ở đây đang ở giai đoạn phát triển ban đầu so với Việt Nam. Ngoại lệ của điều này là trong ngành khai thác mỏ có mức đầu tư quốc tế tương đối cao
Tôi tin rằng các dự án Chuyển Đổi Số mà tôi đã thực hiện đã có tác động tài chính lớn nhất trong suốt sự nghiệp của mình: cả trên doanh số (cải thiện doanh thu thông qua năng suất bán hàng); lợi nhuận (năng suất dịch vụ và di chuyển kênh); và giá trị khách hàng (các giải pháp tối ưu hóa và liên lạc đúng thời điểm). Tất cả những sự đổi mới này đã được kích hoạt thông qua những phân tích dựa trên dữ liệu, các công cụ như CRM và quy trình đều đến từ công nghệ. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, có một sự tập trung rất lớn vào việc tuân thủ và kiểm soát rủi ro, điều này phải được quản lý đầy đủ để phát triển có lợi và bền vững
Ngoài ra, Tầm quan trọng của tự động hóa xử lý robot (RPA) đối với vai trò của Giám đốc Tài chính (CFO) là rất quan trọng. Với khối lượng dữ liệu tài chính lớn, RPA có thể tự động hóa nhiều quy trình kế toán và tài chính, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân viên và giảm bớt các sai sót do con người gây ra. Điều này giúp CFO tiết kiệm thời gian và tăng cường khả năng dự đoán trong phân tích tài chính, giúp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, RPA cũng giúp giảm chi phí vận hành, tăng cường sự an toàn và độ chính xác của dữ liệu tài chính. Vì vậy, việc sử dụng RPA sẽ giúp tăng cường hiệu quả và hiệu suất của công việc của CFO.
Tôi là một người nghiện đọc sách giấy và điện tử. Tôi thường xuyên dậy vào lúc 05g00 sáng để tìm hiểu các công nghệ mà tôi quan tâm cũng như theo dõi, email và trích xuất các tài liệu đính kèm cho công việc nghiên cứu sâu hơn.
Tôi luôn tận dụng tất cả thời gian ngoài công việc để gặp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và đại diện chính phủ để tìm hiểu về các xu hướng của công nghệ như AI hay Analytics trở nên không giới hạn và được chia sẻ cho nhiều nhóm ngành khác nhau.
Tôi không dám đưa ra lời khuyên cho các CFO nhưng sẽ khuyến khích họ nên có một cách nhìn tổng thể về kinh doanh: từ chiến lược, quy trình, công nghệ, nhân sự, chiến lược tăng trưởng khách hàng, mô hình vĩ mô ESG ( Kinh Tế – Môi trường – Quản Trị) và quản trị rủi ro vì sự phát triển bền vững. CFO là một vị trí đặc quyền để hiểu về các vị trí lãnh đạo qua các giai đoạn để từ đó tạo ra tầm ảnh hưởng lên các bên liên quan đối nội và đối ngoại. Ngành dịch vụ tài chính là một lãnh vực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế do đó vai trò của CFO đặc biệt quan trọng hơn nữa.
– Góc nhìn CFO – biên soạn bởi Bizzi Việt Nam