Trang chủ » Triển khai Nghi quyết 68: Doanh nghiệp 7.100 nhân sự được Thủ tướng nêu đích danh tại Quốc hội ngày 18/5

Triển khai Nghi quyết 68: Doanh nghiệp 7.100 nhân sự được Thủ tướng nêu đích danh tại Quốc hội ngày 18/5

bởi unexpress

Triển khai Nghi quyết 68: Doanh nghiệp 7.100 nhân sự được Thủ tướng nêu đích danh tại Quốc hội ngày 18/5
Tại Hội trường Quốc hội sáng 18/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò then chốt của việc xây dựng thương hiệu quốc gia và quốc tế, đặc biệt với khối doanh nghiệp tư nhân trong ngành dệt may – lĩnh vực có tiềm năng lớn nhưng vẫn đang chịu thiệt thòi về giá trị gia tăng do thiếu thương hiệu mạnh.

Chứng khoán

Triển khai Nghi quyết 68: Doanh nghiệp 7.100 nhân sự được Thủ tướng nêu đích danh tại Quốc hội ngày 18/5

Quốc Trung {Ngày xuất bản}

Tại Hội trường Quốc hội sáng 18/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò then chốt của việc xây dựng thương hiệu quốc gia và quốc tế, đặc biệt với khối doanh nghiệp tư nhân trong ngành dệt may – lĩnh vực có tiềm năng lớn nhưng vẫn đang chịu thiệt thòi về giá trị gia tăng do thiếu thương hiệu mạnh.

Triển khai Nghi quyết 68: Doanh nghiệp 7.100 nhân sự được Thủ tướng nêu đích danh tại Quốc hội ngày 18/5
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Sáng nay (ngày 18/5), tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu quốc gia và quốc tế đối với khối doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa nêu vai trò xây dựng thương hiệu quốc gia – quốc tế cho khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt trong ngành dệt may. Dẫn ví dụ về Tổng Công ty May 10 (Mã M10 – UPCoM) – người đứng đầu Chính phủ cho biết đơn vị sản xuất tốt nhưng trên cùng một sản phẩm vẫn thua xa Adidas, Nike về giá trị thương hiệu. Điều này thực tế chỉ ra khoảng cách lớn không nằm ở chất lượng sản phẩm, mà ở chỗ: Ai làm chủ thương hiệu, ai làm chủ giá trị gia tăng.

Thông điệp ấy đặt ra câu hỏi không chỉ với May 10, mà với cả ngành dệt may Việt Nam: Bao giờ doanh nghiệp Việt mới có vị thế mới trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Triển khai Nghi quyết 68: Doanh nghiệp 7.100 nhân sự được Thủ tướng nêu đích danh tại Quốc hội ngày 18/5
Ảnh minh họa

Hành trình 80 năm và nỗi trăn trở thương hiệu

Khởi nguồn từ năm 1946, May 10 là một trong những doanh nghiệp lâu đời nhất ngành dệt may, từng vinh dự được đón Bác Hồ về thăm vào năm 1959. Gần 80 năm tồn tại, phát triển cùng các giai đoạn lịch sử của đất nước, doanh nghiệp hiện đã có mặt ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung vào 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Song hành cùng nỗ lực mở rộng thị trường, kết quả kinh doanh của May 10 trong những năm gần đây khá tích cực. Doanh thu trung bình 3 năm gần nhất (giai đoạn 2022-2024) đạt khoảng 4.400 tỷ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế duy trì quanh mức 110 tỷ đồng/năm. Quý I/2025, công ty ghi nhận doanh thu 1.256 tỷ đồng và lãi sau thuế 35,4 tỷ đồng – đều tăng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, một sự thật không dễ phủ nhận: Phần lớn các hợp đồng của May 10 vẫn là gia công theo đơn đặt hàng (OEM), phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Tình trạng “làm nhiều hưởng ít” vẫn là cái bóng lớn phủ lên toàn ngành và May 10 không ngoại lệ.

Thương hiệu không chỉ là logo

Xây dựng thương hiệu – như Thủ tướng nói – không thể chỉ là câu chuyện truyền thông. Với May 10, vấn đề bắt đầu từ việc làm chủ chuỗi giá trị: Từ vùng nguyên liệu, thiết kế sản phẩm, quản trị sản xuất, đến phân phối và nhận diện thương hiệu trên thị trường quốc tế. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu kiểm soát được đầu ra và tự quyết định biên lợi nhuận.

Hiện tại, May 10 đã phần nào tạo được chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng nội địa, với hệ thống cửa hàng trải khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, để sản phẩm gắn mác “May 10” đứng trên kệ cùng các thương hiệu quốc tế ở Mỹ, châu Âu – điều đó vẫn là giấc mơ chưa trọn.

Triển khai Nghi quyết 68: Doanh nghiệp 7.100 nhân sự được Thủ tướng nêu đích danh tại Quốc hội ngày 18/5
Nguồn: BCTN 2024 của May 10

Trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực gay gắt, May 10 chọn cách đầu tư cho con người như một chiến lược lõi. Tính đến cuối năm 2024, hơn 7.100 lao động M10 được hưởng mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng – vượt 5,2% kế hoạch ban đầu. Ngoài ra, công ty còn triển khai đồng loạt các chính sách giữ chân người lao động: Từ ký túc xá miễn phí, xe đưa đón, khám chữa bệnh tại phòng khám nội bộ, đến học bổng cho con em cán bộ công nhân viên.

Hơn 10.500 lượt đào tạo cơ bản và gần 2.300 lượt đào tạo nâng cao trong năm 2024 là minh chứng cho cam kết phát triển đội ngũ. Bởi để làm chủ thương hiệu, yếu tố con người – nhất là đội ngũ thiết kế, marketing, logistics – sẽ đóng vai trò quyết định.

Lối đi mới nào cho May 10?

Bài toán thương hiệu không thể giải quyết trong một sớm một chiều song với nền tảng tích lũy gần 80 năm, sự hậu thuẫn từ Chính phủ và khát vọng thoát khỏi “vòng luẩn quẩn OEM”, May 10 có đủ lý do để tự tin.

Một trong những giải pháp gợi mở là hợp tác chiến lược với các thương hiệu thời trang quốc tế theo mô hình ODM/OBM (thiết kế – sở hữu thương hiệu) thay vì chỉ làm thuê. Đồng thời, đầu tư mạnh mẽ hơn vào vùng nguyên liệu, khoa học công nghệ và kênh phân phối riêng.

Với định hướng “doanh nghiệp là trung tâm, người lao động là động lực, thương hiệu là tấm hộ chiếu vươn ra thế giới”, May 10 đang đứng trước một ngã rẽ lớn – và cơ hội không dành cho những người chần chừ.

>> Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

]]>

Có thể bạn quan tâm