Trang chủ » TP Hồ Chí Minh tái kích hoạt 12 chốt kiểm soát ở các cửa ngõ từ 0 giờ ngày 9/7

TP Hồ Chí Minh tái kích hoạt 12 chốt kiểm soát ở các cửa ngõ từ 0 giờ ngày 9/7

bởi unexpress

Ngày 8/7, UBND TP Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16 của Chính phủ trong vòng 15 ngày, kể từ 00 giờ ngày 9/7. Trong đó, UBND TP Hồ Chí Minh giao Công an Thành phố tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an ninh trật tự, vi phạm trong việc thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; đồng thời tổ chức lại hoạt động của 12 chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 do thành phố kiểm soát.

Chú thích ảnh
Lực lượng chức năng kiểm tra tại chốt kiểm soát ở cầu Phú Cường giáp tỉnh Bình Dương.

Theo đó, 12 chốt phòng, chống dịch COVID-19 vào TP Hồ Chí Minh, nằm tại trạm thu phí Long Phước, cao tốc Trung Lương, cầu Đôi (đường Trần Văn Giàu), đường Ba Làng, đường Xuyên Á (Quốc lộ 22), cầu Phú Cường, cầu Vĩnh Bình, cầu vượt Sóng Thần, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 50, Quốc lộ 1A và cầu Đồng Nai.

Cũng trong ngày 8/7, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã xây dựng phương án lưu thông cho các phương tiện là xe tải phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ sản xuất kinh doanh; xe chở công nhân, xe vận chuyển hàng hóa đến các cảng…

Chú thích ảnh
Từ ngày 9/7, phương tiện vào TP Hồ Chí Minh phải có mã nhận diện.

Theo đó, Sở đã yêu cầu các đơn vị vận tải thực hiện việc số hóa công văn đề nghị kèm danh sách các phương tiện gửi đến hộp thư điện tử (sogtvthcm.gov.vn) hoặc qua tài khoản Zalo (Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh) để được cấp thẻ nhận diện.

Sau khi tiếp nhận, Sở sẽ tiếp nhận và trả kết quả cùng phiếu nhận diện (có mã QR) tương ứng với mỗi phương tiện qua hộp thư điện tử, hoặc qua tài khoản Zalo.

Các đơn vị vận tải tự in thông báo, phiếu nhận diện và mang theo khi lưu thông. Đối với giấy nhận diện, các đơn vị tự in ra và đóng dấu treo của đơn vị, để phía trước lái xe để các đơn vị kiểm soát dễ nhận diện.

Sở GTVT đề nghị Sở GTVT các tỉnh, thành phố phối hợp với các lực lượng chức năng liên ngành tại chốt kiểm soát, các lực lượng chức năng trên đường có liên quan tạo điều kiện cho các phương tiện phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục sản xuất kinh doanh; xe chở công nhân, xe vận chuyển hàng hóa được hoạt động thuận lợi.

Sở cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, người điều khiển phương tiện phải di chuyển đúng lộ trình, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế. Khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện phải được xét nghiệm và có kết quả âm tính theo quy định.

Phương án tổ chức lưu thông quá cảnh qua TP Hồ Chí Minh:

Hướng lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) đi tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước và ngược lại:

Lộ trình 1: Quốc lộ 1 → Quốc lộ 62 → Quốc lộ N2 → Tỉnh lộ 8 → Huỳnh Văn Cù → Quốc lộ 13 → tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.

Lộ trình 2: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương → Quốc lộ 1 → Quốc lộ 13 → tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.

Hướng lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) về tỉnh Đồng Nai và ngược lại:

Lộ trình 1: Quốc lộ 1 → Quốc lộ 62 → Quốc lộ N2 → Tỉnh lộ 8 → Huỳnh Văn Cù → Quốc lộ 13 → Phú Lợi → Mỹ Phước – Tân Vạn → Quốc lộ 1K → tỉnh Đồng Nai.

Lộ trình 2: Quốc lộ 1 → Quốc lộ 1K → tỉnh Đồng Nai.

Hướng lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) về tỉnh Tây Ninh và ngược lại:

Lộ trình 1: Quốc lộ 1 → Quốc lộ 62 → Quốc lộ N2 → ĐT 825 → ĐT 822 → Tỉnh lộ 7 → Quốc lộ 22 → tỉnh Tây Ninh.

Lộ trình 2: Quốc lộ 1 → Quốc lộ 22 → tỉnh Tây Ninh.

Hướng lưu thông từ tỉnh Tây Ninh về tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ngược lại:

Lộ trình 1: Quốc lộ 22 → Tỉnh lộ 8 → Huỳnh Văn Cù → Quốc lộ 13 → Phú Lợi → Mỹ Phước – Tân Vạn → ĐT 743A → cầu Đồng Nai → Quốc lộ 51 → tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lộ trình 2: Quốc lộ 22 → Quốc lộ 1 → cầu Đồng Nai → Quốc lộ 51 → tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm