Trang chủ » TP Hồ Chí Minh phối hợp phòng, chống dịch và duy trì sản xuất kinh doanh

TP Hồ Chí Minh phối hợp phòng, chống dịch và duy trì sản xuất kinh doanh

bởi unexpress
Chú thích ảnh
Thực hiện giãn cách trong khu vực chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT) nằm trong Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân). Ảnh: Xuân Anh/TTXVN

Theo đó, Hepza đề xuất Sở Y tế hỗ trợ xét nghiệm cho các doanh nghiệp đang thực hiện vừa chống dịch, vừa sản với giải pháp bố trí khoảng 104.000 bộ kit test nhanh cho gần 52.000 người lao động tại doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” để tự thực hiện trong thời gian 14 ngày (7 ngày/lần) kể từ ngày 23/8 – 6/9/2021.

Ngay sau mỗi lần test nhanh, doanh nghiệp sẽ gửi kết quả và clip quá trình lấy mẫu do người đứng đầu doanh nghiệp ký tên, đóng dấu tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện xét nghiệm định kỳ cho toàn bộ người lao động của mình.

Ngoài ra, Hepza đề nghị Sở Y tế bố trí đầy đủ nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố, Trung tâm y tế thành phố Thủ Đức và quận, huyện sắp xếp lịch đến lấy mẫu đảm bảo theo tiến độ cho toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp (7 ngày/lần) để đảm bảo không phát sinh các ca F0 trong khu chế xuất, khu công nghiệp.

Hepza đề nghị UBND thành phố Thủ Đức, Quận 12, huyện Nhà Bè sớm tổ chức tiêm vắc xin mũi thứ nhất cho nguời lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp đang sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” trong khu chế xuất, khu công nghiệp nơi địa bàn trú đóng.

Đồng thời, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố, Trung tâm y tế địa phương hỗ trợ khẩn trương đưa các ca F0, F1 ra khỏi môi trường sản xuất để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động nếu có trường hợp phát sinh ca nhiễm trong thời gian từ ngày 23/8 đến 6/9.

Liên quan đến vấn đền an sinh xã hội, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại Hepza đề nghị Sở Công Thương, Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch COVID-19 cung ứng các túi an sinh cho người lao động khó khăn trong khu chế xuất, khu công nghiệp như trường hợp người dân được cung ứng trong thành phố.

Theo ông Hưng, trong những ngày đầu tiên thực hiện giãn cách, các nhà cung ứng gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, giao hàng; số lượng nhân sự của hệ thống cung ứng hàng hóa hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó, cần có đủ các đơn vị bán hàng để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp vừa cách ly, vừa sản xuất.

Hiện Hepza sẽ phối hợp với các công ty phát triển hạ tầng tiếp nhận hàng hóa được giao từ nhà cung ứng chuyển đến công khu công nghiệp để giao đến doanh nghiệp. Riêng đối với các khu công nghiệp trên địa bàn quận, huyện thuộc “vùng đỏ”, UBND quận, huyện làm đầu mối tiếp nhận đơn hàng từ nhà cung ứng và chuyển cho Hepza. Sau đó, Hepza phối hợp với các công ty phát triển hạ tầng tiếp nhận hàng hóa và chuyển đến doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Hepza kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị trực chốt kiểm soát cho phép lưu thông đối với xe của đơn vị vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp; các quận, huyện và thành phố Thủ Đức xem xét bố trí khu vực rào chắn phù hợp tạo điều kiện công nhân di chuyển từ nơi lưu trú (khách  sạn, nhà trọ) đến địa điểm tập kết để lên xe đến nhà máy, xí nghiệp làm việc.

Đồng thời, Sở Giao thông vận tải thành phố tiếp tục hỗ trợ, sớm xem xét cấp giấy nhận diện có mã QR code cho các phương tiện vận tải hàng hóa của doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp đối với các hồ sơ đã được Hepza tiếp nhận và chuyển đến Sở Giao thông vận tải.

Theo Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm