Trang chủ » Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án thành phần Tổ hợp Hóa dầu miền Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án thành phần Tổ hợp Hóa dầu miền Nam

bởi unexpress

BNEWS Chiều 26/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Cụm cảng – Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam.

Trong chương trình công tác tại Bà Rịa-Vũng Tàu, chủ trì triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ, chiều 26/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Cụm cảng – Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam.

Cụm cảng – Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam, thuộc Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam – dự án trọng điểm ngành dầu khí, có tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD và là hạng mục thiết yếu và không thể tách rời của Tổ hợp Hóa dầu.
Ông Roongrote Rangsiyopash – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn SCG, công ty chủ quản của LSP, cho biết, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam là dự án trọng điểm của Tập đoàn SCG và SCG Chemicals (ngành hóa dầu của Tập đoàn SCG, hay còn gọi là SCGC) tại Việt Nam, thể hiện cam kết lâu dài của tập đoàn đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Dự án được xây dựng với những công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực, nhằm mang đến quy chuẩn hoạt động hàng đầu, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của tập đoàn đối với các quy tắc an toàn và bảo vệ môi trường.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hơn 3 năm trước khi khởi công xây dựng Cụm cảng – Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam cũng là lúc bùng phát đại dịch COVID-19.

Dù gặp nhiều khó khăn, song chủ đầu tư, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà thầu đã nố lực, cố gắng vượt qua khó khăn để hôm nay dự án được khánh thành.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị, tổ chức, cá nhân; khẳng định có được kết quả này nhờ mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa, hiệu quả giữa Việt Nam và Thái Lan; giữa nhà đầu tư với chính quyền địa phương; giữa Trung ương và địa phương.
Theo Thủ tướng, Tổ hợp Hóa dầu này có vai trò hết sức quan trọng, cùng với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn ở phía Bắc và Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn ở miền Trung, Việt Nam sẽ có các nhà máy lọc hóa dầu ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, đảm bảo cung cấp nhu cầu xăng dầu cho cả nước.
Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam có tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD, như vậy khối lượng công việc của Tổ hợp còn rất lớn. Do đó, đề nghị chủ đầu tư, chính quyền địa phương, các bộ, ngành liên quan nỗ lực, xử lý dứt điểm các vướng mắc trên tinh thần vướng mắc nào cũng có thể giải quyết để đưa ra lộ trình, giải pháp cụ thể để tiến hành các hạng mục, phần việc khác của dự án Tổ hợp Hóa dầu đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án.
Thủ tướng nhắc nhở “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải hiệu quả”, “lợi ích hài hòa, rủi ro, khó khăn chia sẻ”, “tất cả các bên liên quan đều thắng”.
* Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi máy bay trực thăng khảo sát sát quy hoạch, các dự án lớn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm dự án khu vực Bãi Sau, sân bay Gò Găng, khu đô thị Gò Găng – Long Sơn, cảng Cái Mép…

Sau khi đi khảo sát và nghe lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu báo cáo về quy hoạch tỉnh, kế hoạch triển khai các dự án, Thủ tướng cho biết, Bà Rịa-Vũng Tàu có tiềm năng rất lớn nhưng chưa khai thác hết và đang đối mặt mâu thuẫn lớn là vừa phát triển công nghiẹp, vừa phát triển dịch vụ. Mâu thuẫn này đặt ra bài toán môi trường cần giải quyết.

Thủ tướng lưu ý, phải khẩn trương tiến hành quy hoạch tổng thể không gian Bà Rịa-Vũng Tàu với 3 không gian chủ yếu về phát triển dịch vụ, vừa phát triển công nghiệp và đô thị. Trong đó, phát triển dịch vụ gồm dịch vụ du lịch và logistic; phát triển công nghiệp gồm dầu khí và công nghiệp chế biến chế tạo công nghệ cao.
Thủ tướng lưu ý, quy hoạch phải bài bản, phân định rõ các khu vực dành cho dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư; dành khu vực thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh; phải tính toán việc kết nối giao thông giữa các khu vực. Quy hoạch phải tính toán yếu tố môi trường tránh xung đột trong quá trình phát triển, gây ảnh hưởng tới môi trường; phải giữ bằng được rừng./. Theo BNews/

Có thể bạn quan tâm