Joe Biden Archives - UNExpress | Website nhiều người xem nhất https://unexpress.net/tag/joe-biden/ Tin nhanh! Sat, 03 Jul 2021 17:55:28 +0000 en-US hourly 1 https://unexpress.net/wp-content/uploads/2022/12/image.jpg Joe Biden Archives - UNExpress | Website nhiều người xem nhất https://unexpress.net/tag/joe-biden/ 32 32 213125451 Donald Trump nghi ngờ về lòng yêu nước của Joe Biden https://unexpress.net/donald-trump-nghi-ngo-ve-long-yeu-nuoc-cua-joe-biden/ https://unexpress.net/donald-trump-nghi-ngo-ve-long-yeu-nuoc-cua-joe-biden/#respond Sat, 03 Jul 2021 17:55:28 +0000 https://soledad.pencidesign.net/soledad-time-magazine/the-trump-administration-just-did-something-unambiguously-good-for-obamacare-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c/ Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ nghi ngờ về lòng yêu nước của…

The post Donald Trump nghi ngờ về lòng yêu nước của Joe Biden appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ nghi ngờ về lòng yêu nước của người kế nhiệm trong một buổi lễ mừng ngày quốc khánh 4/7 tại Florida.

“Joe Biden có lẽ là tổng thống không yêu nước nhất trong lịch sử Mỹ” Trump nói khi tiếp nhận thông tin chính quyền của Biden đã hủy kế hoạch bắn pháo hoa mừng ngày quốc khánh tại dãy núi Rushmore ở Nam Dakota do lo ngại về nguy cơ lây truyền Covid-19.

“Những màn pháo hoa ở núi Rushmore thật hoành tráng…, thật tuyệt vời, nhưng rồi sau đó, tôi thấy họ từ chối để nó diễn ra một lần nữa”, Trump nói trước đám đông ở thành phố Sarasota, bang Florida ngày 3/7. “Thật nực cười. Thật đáng buồn”.

Trump cũng cáo buộc phe cánh tả “muốn xóa bỏ hình ảnh những anh hùng trên núi Rushmore”. Khu vực núi Rushmore là nơi tạc chân dung 4 cựu tổng thống Mỹ là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln lên vách đá.

Thống đốc Nam Dakota Kristi Noem đã kiện Cục Công viên Quốc gia Mỹ sau khi cơ quan này từ chối yêu cầu tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 7/4 trên núi Rushmore. Đơn kiện của Noem bị tòa án bác bỏ vào ngày 2/6. Thẩm phán cho biết những màn bắn pháo hoa thực sự “hấp dẫn” nhưng đưa ra phán quyết đứng về phía Thống đốc Noem sẽ là “không phù hợp”.

Trump cũng chỉ trích Tổng thống Biden vì đã hủy dự án Ủy ban 1776 của ông. Đây là dự án kêu gọi tăng cường “giáo dục lòng yêu nước” trong các trường học Mỹ, song lại mang nhiều tư tưởng bảo thủ.

“Sứ mệnh của tất cả chúng ta ở đây tối nay là bảo tồn di sản ngày 4/7/1776 và bảo vệ nền tự do của chúng ta khỏi phong trào cánh tả cực đoan đang tìm cách hủy bỏ ngày này, phá hủy các di sản và phá hoại đất nước thân yêu”, Trump nói.

Vũ Hoàng (Theo Yahoo News)

The post Donald Trump nghi ngờ về lòng yêu nước của Joe Biden appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/donald-trump-nghi-ngo-ve-long-yeu-nuoc-cua-joe-biden/feed/ 0 689
Mối quan hệ giữa Châu Âu và Mỹ sẽ đi về đâu? https://unexpress.net/moi-quan-he-giua-chau-au-va-my-se-di-ve-dau/ https://unexpress.net/moi-quan-he-giua-chau-au-va-my-se-di-ve-dau/#respond Sat, 26 Jun 2021 17:54:09 +0000 https://soledad.pencidesign.net/soledad-time-magazine/the-trump-administration-just-did-something-unambiguously-good-for-obamacare-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c-c/ Tỷ lệ ủng hộ Mỹ đã tăng vọt sau chuyến công du 8 ngày của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới châu Âu. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề xuyên Đại Tây Dương rất khó giải quyết.

The post Mối quan hệ giữa Châu Âu và Mỹ sẽ đi về đâu? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>

Tỷ lệ ủng hộ Mỹ đã tăng vọt sau chuyến công du 8 ngày của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới châu Âu. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề xuyên Đại Tây Dương rất khó giải quyết.

Nỗ lực của Joe Biden

Chỉ trong 8 ngày thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, Tổng thống Joe Biden đã gặp khoảng 45 quốc vương, tổng thống và thủ tướng châu Âu và ở đâu ông cũng phải chật vật để “vỗ về” châu Âu.

Ông Biden đã ca ngợi mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu như một “liên minh các nền dân chủ”. Ông tâng bốc châu Âu khi đánh giá họ có vai trò quan trọng trong việc khôi phục trật tự thế giới đa phương và khôi phục cam kết của Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo ở châu Âu.

Tất cả những điều này nhằm mục đích “chữa lành” những tổn thương sâu sắc mà Chính quyền Donald Trump đã gây ra cho châu Âu.

Và ở một cấp độ nào đó, nỗ lực “gây cảm tình” của Biden với châu Âu đã thành công, thậm chí từ trước chuyến công du của ông.

Trung tâm nghiên cứu Pew, một tổ chức tư vấn của Mỹ thường xuyên tiến hành thăm dò dư luận, cho biết 2/3 người châu Âu có quan điểm ủng hộ Mỹ, gần như gấp đôi con số được ghi nhận vào thời điểm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Chẳng hạn, hiện nay ở Pháp, tỷ lệ người có quan điểm tích cực về Mỹ đã tăng lên 65% so với mức chỉ 31% vào năm 2020.

Theo phát hiện mới nhất của Pew vừa được công bố trong tháng 6/2021, không khu vực nào trên thế giới có quan hệ nồng ấm với Mỹ bằng châu Âu.

Tuy nhiên, liệu ông Biden có hoàn thành được nhiệm vụ chính của mình – thúc đẩy châu Âu giúp đỡ Washington thực hiện những mục đích chiến lược toàn cầu của Mỹ – hay không?

Câu trả lời là không, ít nhất là vào thời điểm hiện nay. Và rủi ro là khi gạt tình cảm hữu nghị nồng ấm sang một bên, thì những nỗ lực của Tổng thống Mỹ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của châu Âu có thể không bao giờ mang lại kết quả như Washington mong đợi. Vì như mọi nhà điều hành doanh nghiệp đều biết, việc xây dựng lại thương hiệu luôn có những giới hạn.

Các động thái tích cực

Trong 5 tháng đầu tiên nắm quyền, ông Biden đã nhắm tới việc đạt được những mục tiêu dễ dàng và nhanh chóng khi cải thiện quan hệ với châu Âu. Đã qua rồi cái thời những dòng tweet xuất hiện vào lúc nửa đêm của ông Trump khiến châu Âu phẫn nộ hay những ý tưởng kỳ lạ như đề xuất việc Mỹ mua Greenland.

Thay vào đó, Mỹ và các thủ đô của châu Âu trao đổi những thông điệp theo trật tự. Tất cả các chính phủ châu Âu đều được tham vấn. Và mỗi bức hình sự kiện đều là cơ hội để nhắc lại tình đoàn kết giữa Mỹ với châu Âu.

Tháng 8/2020, máy bay chiến đấu của Mỹ đã bay qua không phận của 28 nước thành viên NATO, một lời nhắc nhở mang tính biểu tượng về chiếc ô phòng thủ của Mỹ trên lục địa này.

Chiến thuật này có tác dụng xoa dịu những lời chỉ trích ở châu Âu và thậm chí còn tạo dựng một hình ảnh bất thường về ông Biden như một tổng thống có vẻ táo bạo và cấp tiến hơn trong việc ủng hộ cải cách kinh tế và chính trị toàn cầu so với các nhà lãnh đạo châu Âu, những người vốn thường nhận hết điều này về mình.

Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) thông qua đề xuất áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sau một thời gian dài tranh cãi. Hơn nữa, Tổng thống Mỹ đương nhiệm thậm chí còn khiến châu Âu cảm thấy hổ thẹn khi đề nghị bỏ quyền sở hữu vaccine Covid-19 để đẩy nhanh tốc độ sản xuất vaccine này.

Lần đầu tiên, châu Âu dường như trở thành “kẻ theo sau”. Và Mỹ đã nhận được lời khen ngợi từ một số thành phần chính trị cực tả ở châu Âu, cũng là một sự kiện lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử.

Mỹ cũng đưa ra một số nhượng bộ thực sự đối với châu Âu. Chẳng hạn, Chính quyền Biden đã từ bỏ một số đòi hỏi của những người tiền nhiệm – kể cả của êkíp dưới thời Barack Obama – liên quan đến việc yêu cầu châu Âu phải cam kết dành ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quốc phòng.

Mặc dù đây vẫn là mục tiêu chính thức, nhưng nó đã không được đề cập đến trong thông cáo được đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây.

Và quan trọng hơn, ông Biden đã chấm dứt cuộc tranh chấp thương mại kéo dài nhất trong lịch sử hiện đại giữa Mỹ và châu Âu về các khoản trợ cấp của hai bên dành cho hai hãng sản xuất máy bay hàng đầu của họ, lần lượt là Boeing và Airbus.

Cuộc tranh chấp kéo dài 17 năm này đã dẫn đến các đợt áp thuế và biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với rượu champagne, rượu Cognac và đồ da của châu Âu; mặt khác, châu Âu cũng áp thuế đối với máy kéo, trò chơi điện tử và máy móc xây dựng của Mỹ.

Giờ đây, tất cả những điều này đã kết thúc nhờ một giải pháp kỳ diệu. Tuy nhiên, dù những bước đi này thể hiện thiện chí rất lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là châu Âu sẵn sàng can dự sâu rộng hơn với Washington.

Điều gì khiến Châu Âu còn lo ngại?

Trước hết, châu Âu tiếp tục tự hỏi liệu ông Trump có phải là một ngoại lệ trong số các Tổng thống Mỹ truyền thống hay chính ông Biden mới là một ngoại lệ mà tiếp đến sẽ là sự trở lại của một Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa biệt lập khác.

Điều thú vị là chính ông Biden lại khiến châu Âu thêm lo lắng khi trong chuyến công du đến châu lục này vừa qua lại công khai chỉ trích các đối thủ của mình ở đảng Cộng hòa vì họ vẫn ủng hộ ông Trump.

Khi châu Âu lắng nghe bài phát biểu của ông Biden, họ nhanh chóng nhớ lại rằng quyền kiểm soát của ông Biden với Thượng viện Mỹ rất yếu ớt và điều đó nhiều khả năng sẽ thay đổi sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2022.

Chính quyền Biden cũng phát hiện ra một thói quen cũ khác của châu Âu, đó là bất kể Mỹ có tham vấn họ bao nhiêu, thì châu Âu vẫn luôn không hài lòng và đòi hỏi nhiều hơn.

Chẳng hạn, Ba Lan bày tỏ thái độ không hài lòng về cuộc tham vấn của Washington với châu Âu trước khi ông Biden gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, mặc dù cuộc đối thoại này giữa Mỹ với các đồng minh châu Âu là một trong những cuộc đối thoại sâu rộng nhất trong thời gian gần đây.

Các tranh chấp thương mại cũng không còn. Châu Âu mong muốn khôi phục Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hiện hoạt động không hiệu quả vì ông Trump đã cản trở việc bổ nhiệm các thẩm phán mới và không có dấu hiệu nào cho thấy ông Biden, vốn là người công khai ủng hộ chủ nghĩa đa phương, có ý định hành động khác với người tiền nhiệm.

Tuy nhiên, khó khăn đối với nhà lãnh đạo Mỹ là việc ông lấy lòng châu Âu không chỉ nhằm mục đích khôi phục liên minh xuyên Đại Tây Dương của Mỹ, mà còn nhằm thay đổi và định vị lại liên minh này, một bài toán hóc búa hơn nhiều.

Theo quan điểm của Nhà Trắng, Nga – vốn lâu nay vẫn bị châu Âu coi là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất – đã là câu chuyện của ngày hôm qua. Ông Biden hoàn toàn thừa nhận vị thế hạt nhân của Nga và khả năng của Moscow trong việc gây ra mối nguy hại nhưng cách tiếp cận của ông là tìm cách xử lý vấn đề Nga một cách ít gây ồn ào và tiêu tốn ít nguồn lực nhất có thể, đồng thời “lợi dụng” châu Âu để giải quyết điều mà Mỹ coi là thách thức lớn nhất: Trung Quốc.

Và vấn đề đối với châu Âu là, dù mỗi nước ở lục địa này có quan điểm khác nhau, nhưng tất cả đều miễn cưỡng tham gia vào kế hoạch này của Mỹ.

Các nước thương mại lớn như Đức lo lắng và không muốn gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của họ với Trung Quốc. Pháp phản đối việc châu Âu liên kết với Mỹ chống lại Trung Quốc và coi đây là một vấn đề về mặt nguyên tắc. Thậm chí, các nước Đông Âu – vốn là những người tha thiết tin tưởng Mỹ nhất – cũng lo ngại về điều mà họ coi là nỗi ám ảnh của Washington đối với Bắc Kinh, vì họ sợ rằng điều này sẽ khiến số phận của khu vực Đông Âu sẽ do Nga định đoạt.

@ Quyên Trần, Theo AP

The post Mối quan hệ giữa Châu Âu và Mỹ sẽ đi về đâu? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/moi-quan-he-giua-chau-au-va-my-se-di-ve-dau/feed/ 0 678
Vì sao Biden không mời ông Putin thăm Nhà Trắng? https://unexpress.net/vi-sao-biden-khong-moi-ong-putin-tham-nha-trang/ https://unexpress.net/vi-sao-biden-khong-moi-ong-putin-tham-nha-trang/#respond Wed, 16 Jun 2021 17:46:43 +0000 https://soledad.pencidesign.net/soledad-time-magazine/the-trump-administration-just-did-something-unambiguously-good-for-obamacare-c-c-c-c/ Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không gửi lời mời ông đến thăm Nhà Trắng, ông Putin cũng không gửi lời mời ông Biden đến thăm Nga

The post Vì sao Biden không mời ông Putin thăm Nhà Trắng? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không gửi lời mời ông đến thăm Nhà Trắng, ông Putin cũng không gửi lời mời ông Biden đến thăm Nga, tờ The Hill đưa tin.

Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Nga hôm 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không gửi lời mời ông đến thăm Nhà Trắng, đồng thời một cuộc gặp như vậy cần phải có các điều kiện phù hợp, ông Putin cũng không gửi lời mời ông Biden đến thăm Nga, The Hill đưa tin.

Theo tờ The Hill, Ông Biden và ông Putin có cuộc hội đàm trực tiếp tại Geneva trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Tổng thống Putin mô tả cuộc hội đàm là “mang tính xây dựng”, nói rằng không có sự thù địch giữa hai bên.

Trong khi đó Tổng thống Joe Biden gọi Nga và Mỹ là “hai cường quốc vĩ đại”, cho rằng Mỹ và Nga có thể phối hợp, làm việc trên những vấn đề có cùng lợi ích.

Đáng chú ý, tại cuộc gặp, Mỹ và Nga nhất trí thông qua tuyên bố chung, tái khẳng định cam kết đối với nguyên tắc “không thể có người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và nó không bao giờ nên xảy ra”. Các cuộc thảo luận về kiểm soát vũ khí sẽ được khởi động và tổ chức ở cấp liên cơ quan.

Lần cuối cùng ông Putin gặp một tổng thống Mỹ trên đất Mỹ vào năm 2015, khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc tại thành phố New York. Trước đây, cựu Tổng thống Donald Trump từng mời ông Putin đến Washington vào năm 2018, song chuyến đi không diễn ra trên thực tế.

Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2020. Cuộc gặp này được xem là cơ hội để lãnh đạo Mỹ – Nga trình bày quan điểm về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, bước đi trong nỗ lực “cài đặt lại” quan hệ song phương, theo The Hill

The post Vì sao Biden không mời ông Putin thăm Nhà Trắng? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/vi-sao-biden-khong-moi-ong-putin-tham-nha-trang/feed/ 0 76844
Vì sau dân Mỹ phản đối việc ‘mở đường’ cho người nhận trợ cấp có thẻ xanh của Biden? https://unexpress.net/vi-sau-dan-my-phan-doi-viec-mo-duong-cho-nguoi-nhan-tro-cap-co-the-xanh-cua-biden/ https://unexpress.net/vi-sau-dan-my-phan-doi-viec-mo-duong-cho-nguoi-nhan-tro-cap-co-the-xanh-cua-biden/#respond Sat, 13 Mar 2021 17:46:41 +0000 https://soledad.pencidesign.net/soledad-time-magazine/the-trump-administration-just-did-something-unambiguously-good-for-obamacare-c-c-c/ Ít nhất 11 bang ở Mỹ đang liên kết để phản đối lên Tòa án tối cao nhằm ngăn chặn việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ quy định về gánh nặng xã hội đề ra thời ông Trump, mở đường cho người hưởng trợ cấp ở Mỹ được nhận thẻ xanh.

The post Vì sau dân Mỹ phản đối việc ‘mở đường’ cho người nhận trợ cấp có thẻ xanh của Biden? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>

Ít nhất 11 bang ở Mỹ đang liên kết để phản đối lên Tòa án tối cao nhằm ngăn chặn việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ quy định về gánh nặng xã hội đề ra thời ông Trump, mở đường cho người hưởng trợ cấp ở Mỹ được nhận thẻ xanh.

Theo kênh Fox News, quy định về Gánh nặng xã hội được ban hành dưới thời chính quyền cựu tổng thống Donald Trump năm 2019, trong đó xác định những người có nhận ít nhất 1 loại trợ cấp từ hơn 12 tháng trong vòng 36 tháng là “gánh nặng xã hội”.

Nếu một người di cư được xác định là gánh nặng xã hội, điều đó sẽ ảnh hưởng đến cơ hội xin thẻ xanh thành công của họ, dĩ nhiên là cùng với các yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe và học vấn, tờ Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ báo nước ngoài.

Những ý kiến chỉ trích cho rằng quy định này phân biệt đối xử và không khuyến khích những người nhập cư đang gặp khó khăn kiếm sự hỗ trợ họ cần.

Gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ đạo Bộ An ninh nội địa xét lại quy định về Gánh nặng xã hội và chính thức bỏ quy định này. Theo đó, Sở Di trú Mỹ không áp dụng quy định về gánh nặng xã hội nữa, mà áp dụng luật cũ (có từ năm 1999) từ ngày 10-3 với những người nộp hồ xin thẻ xanh.

Theo CNN, thông báo của Bộ An ninh nội địa Mỹ ngày 11-3 cho biết việc tiếp tục duy trì quy định về Gánh nặng xã hội không vì lợi ích cộng đồng, mà cũng không nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực hạn chế của chính phủ.

Bang Arizona đã kêu gọi ngăn chặn động thái của chính quyền ông Biden lên Tòa án tối cao. Mark General Brnovich, tổng chưởng lý Arizona, chỉ trích: “Thật vô lương tâm khi làm hạ tầng và nhân lực di trú của chúng tôi quá tải trong khi chúng tôi đang đối phó với sự tàn phá kinh tế và y tế của đại dịch COVID-19. Dù là quan điểm của ai về cải cách nhập cư, quyết định này đang tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn quốc khác và gây thêm căng thẳng cho các bang và những người đóng thuế”.

Các bang tham gia phản đối động thái của chính quyền ông Biden muốn tiếp tục duy trì quy định cũ đề ra dưới chính quyền ông Trump, vì họ cho rằng nhu cầu về phúc lợi và sự trợ giúp của chính phủ giảm đi rõ rệt theo luật cũ, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

The post Vì sau dân Mỹ phản đối việc ‘mở đường’ cho người nhận trợ cấp có thẻ xanh của Biden? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/vi-sau-dan-my-phan-doi-viec-mo-duong-cho-nguoi-nhan-tro-cap-co-the-xanh-cua-biden/feed/ 0 76843