Hiệp Hoà Archives - UNExpress | Website nhiều người xem nhất https://unexpress.net/tag/hiep-hoa/ Tin nhanh! Mon, 19 Dec 2022 09:56:31 +0000 en-US hourly 1 https://unexpress.net/wp-content/uploads/2022/12/image.jpg Hiệp Hoà Archives - UNExpress | Website nhiều người xem nhất https://unexpress.net/tag/hiep-hoa/ 32 32 213125451 Đức Thắng kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu. https://unexpress.net/b739/ https://unexpress.net/b739/#respond Wed, 19 May 2010 09:07:16 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/19/b739/ Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy xã, đúng 15 giờ ngày 19/5/2010 tất…

The post Đức Thắng kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu. appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy xã, đúng 15 giờ ngày 19/5/2010 tất cả các Chi bộ thuộc Đảng bộ Đức Thắng đồng loạt tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Chi bộ trường THCS Đức Thắng, Lễ kỷ niêm được tổ chức trang trọng, đồng chí Lê Thanh Miện Bí thư Chi bộ đọc diễn văn chào mừng ngày sinh của Bác Hồ kính yêu. Nhân dịp này , mỗi đảng viên được gắn một logo biểu tượng của Đảng bộ xã Đức Thắng. Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ


             Lễ chào cờ

Đ/c Bí thư Chi bộ gắn logo biểu tượng của Đảng bộ Đức Thắng cho đ/c Lã Văn Kiềm.

Logo biểu tượng của Đảng bộ Đức Thắng tặng đảng viên nhân kỷ niêm 80 năm ngày thành lập Đảng

Tin và ảnh Ngô Văn Tụ, 18:08, 19/5/2010.

Bài liên quan   http://hiephoa.net/site/index.php?option=com_content&view=article&id=197;trng-thcs-c-thng-hc-tp-va-lam-theo-tm-gng-o-c-bac-h&catid=112;thcs&Itemid=354

 

The post Đức Thắng kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu. appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/b739/feed/ 0 395
Di tích và lễ hội Bắc Giang https://unexpress.net/b734/ https://unexpress.net/b734/#respond Tue, 18 May 2010 07:02:59 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/18/b734/ Bắc Giang là vùng đất có bề dày về lịch sử văn hoá với những…

The post Di tích và lễ hội Bắc Giang appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Bắc Giang là vùng đất có bề dày về lịch sử văn hoá với những giá trị di sản vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng , đây những tiềm năng lớn cho phát triển du lịch trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang, tính đến 31/12/2007, tỉnh Bắc Giang hiện có 2.237 di tích các loại, trong đó đã tiến hành lập hồ sơ khoa học và pháp lý xếp hạng 461di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh (trong đó có 109 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 352 di tích được xếp hạng cấp tỉnh). Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khá nhiều di tích còn nguyên vẹn, từ nghệ thuật kiến trúc, họa tiết hoa văn đồ thờ tự như: Đình Lỗ Hạnh (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà); đình Phù Lão (xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang); đình Thổ Hà (xã Vân Hà), chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn) huyện Việt Yên; đình Hả (xã Tân Trung, huyện Tân Yên), chùa Đức La (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng)….
Di tích ở Bắc Giang còn khá nguyên vẹn về tính nguyên gốc từ nghệ thuật kiến trúc đến họa tiết hoa văn trang trí …có từ thời khởi dựng, đến nay vẫn được lưu giữ, bảo tồn khá hiệu quả. Đến với các di tích lịch sử-văn hóa du khách vừa được chiêm ngưỡng và hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa các triều đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn…, đồng thời được đến với cảnh quan của đồng bằng trung du Bắc Bộ trù phú, thơ mộng với phong cảnh hữu tình của Khuôn Thần, Vực Rêu, Suối Mỡ, Suối Tóp…ở Bắc Giang. Nhiều sử gia khi thăm quan, nghiên cứu ở vùng đất này đều đánh giá cao về giá trị di tích lịch sử-văn hóa của các di tích, bởi nói đến các di tích lịch sử-văn hóa không thể không nói đến lễ hội truyền thống: Đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung cả về phần lễ và phần hội.
Bắc Giang là vùng đất của hội hè như nhiều người vẫn thường nói thế. Lễ hội ở đây được du khách trong và ngoài tỉnh biết đến với nhiều loại hình lễ hội như: Hội đình, hội đền, hội chùa, hội chạ, hội hát, hội chợ…Lễ hội ở Bắc Giang luôn gắn với các di tích lịch sử-văn hóa của làng, của xã, thậm chí của vùng.
Hàng năm, vào dịp đầu Xuân, Bắc Giang tổ chức hàng loạt lễ hội tại các di tích từ những ngày đầu của tháng Giêng. Du khách được đắm mình trong không gian lễ hội của các đình, đền, chùa được trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh; Điển hình là lễ hội Xương Giang (thành phố Bắc Giang); Lễ hội Y Sơn (huyện Hiệp Hòa); Lễ hội đình Thổ Hà, chùa Bổ Đà, hội vật cầu nước làng Vân (huyện Việt Yên); Lễ hội bơi chải (huyện Sơn Động); Hội hát Soonghao (Lục Ngạn); Lễ hội suối Mỡ, lễ hội chùa Cao (Lục Nam); Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng)… Đến với lễ hội, ngoài việc được chiêm ngưỡng các di tích lịch sử-văn hóa, được hòa mình trong không khi lễ hội rộn ràng, du khách còn được thưởng thức các món riêng có của từng vùng miền nơi diễn ra lễ hội như: Bánh đa ở hội Kế, Bún ở hội Đa Mai, chè kho hội Mỹ Độ (thành phố Bắc Giang); bánh khúc tai mèo ở hội Thổ Hà, và sẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới đặc sản rượu Vân nổi tiếng đã thành thương hiệu cả trong và ngoài nước ở hội chùa Vân (Việt Yên); xôi bẩy mầu, bánh vắt vai, bánh gio ở hội hát Soonghao, Sli, lượn (Lục Ngạn)…
Tuỳ tập quán của từng địa phương mà phần tế lễ ở các hội cũng khác nhau: Ở hội Bo Chợ (Yên Thế) đồ để tế lễ thường là một con bò, một con lợn. Bò để tế phải là con bò có màu lông vàng tuyền, được mổ bụng bỏ hết nội tạng, nhét đầy rơm vào bụng khâu lại rồi đem thui, đặt ở tư thế quỳ, khi tế bò được đặt ở gian giữa của đình, đầu chầu vào hậu cung; ở hội Thổ Hà (Việt Yên) bò dùng tế thần cũng được làm hết sức cẩn thận, trên đầu bò người ta còn phủ lớp màng mỡ trong bụng bò lên đầu bò nhìn như đội chiếc khăn voan mỏng rồi đặt lên giá, khiêng đi trong đám rước trông thật đẹp mắt; tại làng Cao Thương, xã Cao Thượng (Tân Yên) có tục thờ thần bằng lợn có màu lông đen tuyền; làng Phú Khê, xã Quế Nham (Tân Yên) lại có tục lệ tế thần bằng trâu sống…Ở Bắc Giang hiện đang lưu truyền trên 500 lễ hội truyền thống và hiện đại, đây là con số không nhỏ trong số rất nhiều lẽ hội được diễn ra trên quy mô cả nước. Lễ hội của Bắc Giang luôn gắn liền với các di tích lịch sử-văn hóa, gắn với một điển tích của di tích, của làng, của xã nơi diễn ra lễ hội.
Mỗi lễ hội ở di tích Lịch sử-Văn hoá của Bắc Giang đều có đặc trưng, sắc thái riêng, người được thờ trong các di tích ấy cũng không giống nhau: Có thể là nhân thần, nhiên thần, cũng có thể là tín ngưỡng thờ phồn thực, thờ thành hoàng làng, thờ mẫu…  Nhưng cái chung nhất trong các lễ hội ở Bắc Giang là du khách được đến với các di sản văn hóa, với sự ngưỡng mộ các bậc tiền nhân, lòng sùng bái các anh hùng dân tộc; lòng biết ơn những người đã có công với dân, với nước, những danh nhân lịch sử-văn hóa. Qua những tín ngưỡng thờ cúng  bằng tấm lòng tôn kính và cùng nhau cầu mong cho quốc thái, dân an, mỗi người lại tự minh cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, mong cầu điều tài, cầu an khang thịnh vượng mỗi khi đi dự hội đầu xuân, cũng như các lệ hôị khác trong năm. Đồng thời du khách cũng được thưởng thức văn hoá nghệ thuật của Bắc Giang như: nghệ thuật đàn then, đàn tính, hát Soong hao, Sli lượn ở Lục Ngạn, Sơn Động; hát quan họ ở Việt Yên; thưởng thức đàn then ở Thái Đào (Lạng Giang ); đặc biệt khi mùa hè đến khoảng tháng bảy du khách đến với huyện Lục Ngạn sẽ được tắm mắt ngắm những đồi vải mọng đỏ, trĩu quả, được thưởng thức vị ngọt đậm đà không thể quên của vải thiều Lục Ngạn.
Di tích và lễ hội ở Bắc Giang đã và đang được ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng như UBND tỉnh chú trọng bảo tồn và phát huy trong đời sống nhân dân; là tiềm năng và thế mạnh của Bắc Giang trong phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. Hi vọng, mỗi di tích và lễ hội Bắc Giang sẽ luôn được bảo tồn và phát huy một cách tích cực hơn, hiệu quả hơn trong tương lai, đồng thời cùng với việc bảo tồn những di sản văn hoá đó sẽ góp phần vào sự phát triển của du lịch Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung.
Thanh Huyền, Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang
Theo http://www.dulichb
acgiang.net, 18/5/2010

The post Di tích và lễ hội Bắc Giang appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/b734/feed/ 0 392
Lễ hội xuân làng Tiếu Mai https://unexpress.net/b727/ https://unexpress.net/b727/#respond Sun, 16 May 2010 13:17:57 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/16/b727/ Bắc Giang là một tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, nét văn hoá ở…

The post Lễ hội xuân làng Tiếu Mai appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Bắc Giang là một tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, nét văn hoá ở mỗi dân tộc, mỗi vùng mang màu màu sắc khác nhau, lễ hội truyền thống đầu xuân vì thế cũng nhiều nét hấp dẫn. Trong đó,  hội xuân làng Tiếu Mai là một lễ hội khá tiêu biểu.
Tiếu Mai là một làng cổ ven sông Cầu thuộc xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà. Từ ngàn xưa, làng đã tồn tại với nhiều tên gọi: Tiếu Mai, Tiếu Thượng, Tiếu Mai, làng Tiếu, làng Mai. Thời cổ gọi làng là làng Tiêu Mai. Đến thời nhà Trịnh, do phải kiêng tên huý của một vị chúa tên là Tiêu nên phải bỏ tên Tiêu mà đọc chệch thành chữ Tiếu, đổi gọi là làng Tiếu Mai, về sau tam sao thất bản viết thành làng Tiểu Mai, lại chia thành hai làng, làng dưới gọi là Tiểu Mai xã Hạ Thôn, làng trên gọi là Tiểu Mai xã Thượng Thôn, rồi thành tên là làng Mai Thượng hay Tiếu Thượng như ngày nay. Cư dân nơi đây khá thuần hậu và đoàn kết, nông nghiệp là nghề nghiệp chính, ngoài ra họ còn có nghề trồng dâu nuôi tằm tương đối lâu đời. Đời sống vật chất và tinh thần của nơi đây rất phong phú, làng có các thiết chế văn hoá như: chùa Xác (An Lạc tự) – nơi thờ phật; một nhà thờ đạo chung cho cả làng; đình, nghè Mai Thượng – nơi thờ thành hoàng làng là đức Thánh Trương Kiều là con trai thứ tư của đức Thánh Tam Giang…Sau khi cho em gái là Đạm Nương đưa con trai Trương Kiều đi lánh nạn, Đức Thánh Tam Giang đã đưa cả gia đình xuôi thuyền đến ngã  ba Xà tự vẫn. Trương Kiều nghe tin, bèn quay về khúc sông tự vẫn theo cha, người cô Đạm Nương xuôi về Phả Lại không tìm thấy cháu cũng tự vẫn. Dân làng Tiếu vì cảm tấm lòng trung hiếu, tiết nghĩa của Trương kIều mà lập đền thờ, bên canh Trương Kiều còn đặt tượng người cha là Trương Hống để hai cha con ở gần nhau. Đức Thánh Trương Kiều rất hợp với bà cô mình, cho nên bên trái sau nghè thờ còn lập thêm miếu thờ Đạm Nương – bà cô của thánh. Hàng năm, làng có nhiều tiết lệ để tưởng nhớ đến công lao của thành hoàng, quan trọng nhất là hai hội lệ chính vào ngày 2/2 và 10/3 Âm lịch. Đây là hai lệ được gìn giữ bảo tồn và phát huy cho tới ngày nay với lệ tung hoa và lệ bơi chải. Trong những dịp hội lệ này, dân làng cùng nhau chuẩn bị sắp lễ thờ cúng và vui chơi, con cháu trong làng đi xa cứ đến ngày hội đều trở về thăm quê, khách thập phương xa gần biết tiếng lễ hội lại cùng nhau hành hương về vùng đất Mai Đình dự hội.
Hội lệ mùng 2/2 (còn gọi là hội nghè Ngũ Giáp hay là lễ hội tung hoa). Nghè Ngũ Giáp là nghè của 5 giáp trước đây ở làng Mai, đó là các giáp: Đông Trước, Đông Nam, Tây Trước, Trung Xôn và Bắc Tuyền. Trước đó 3 ngày từ ngày 30/1 Âm lịch, dân làng tổ chức mở cửa đình, nghè và làm lễ yết cáo thành hoàng làng. Nét đặc sắc trong lễ hội tung hoa chính là lễ tung hoa tại sân đình. Mỗi giáp cử ra một người tung hoa, gọi là phát lộc. Nguồn gốc của lễ này được bà con truyền kể như sau: Thánh Trương kiều là con trai thứ tư của Đức Thánh Tám Giang, khi còn nhỏ tuổi ngài rất thích trò tung hoa. Sau khi ngài tuẫn tiết, nhân dân trong vùng đẫ tổ chức lễ tung hoa để tưởng nhớ đến thánh. Hoa ở đây là những thanh bánh dày được cắt nhỏ có chiều dài khoảng 3 cm, dày 0,5 cm, nhuộm hai màu đỏ và vàng. Sáng mồng 2/2 Âm lịch, sau khi tế thánh ở nghè, cụ thượng đọc bài văn giao hoa.
Sau khi cụ thượng đọc bài giao hoa và đánh một hồi ba tiếng trống thì hoa được tung lên khắp nơi trong khu vực nghè. Không khí ở nghè Ngũ Giáp lúc này vô cùng sôi động, hàng trăm hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, reo hò và tranh cướp hoa. Dân làng quan niệm, mọi người dự hội ai nhặt được hoa thì đó là điều vô cùng may mắn, bông hoa được tung lên sau khi tế thánh chính là lộc của thánh ban phát.
Lễ hội bơi chải ở làng Tiếu Mai được tổ chức vào mồng 10 tháng 3 Âm lịch. Hội bơi chải không phải năm nào cũng mở, thường thì những năm chẵn, hoặc những năm dân làng có những sự kiện lớn như được mùa, tu sửa đình chùa …làng mới mở hội to. Cũng chỉ trong hội bơi chải mới có cuộc rước thánh từ nghè ra đình làm lễ, bên cạnh đó còn rước chải ra đình làm lễ trình thuỷ mã. Lễ hội bơi chải chính là dịp để nhân dân trong vùng ôn lại sự tích của đức thánh Tam Giang. Tất cả các nghi lễ như rước bài vị thánh, diễn tích tuồng “Triệt Giang phò A Đẩu” – là một tích tuồng cổ trong “Tam Quốc”, bơi thờ… đều diễn vào mồng 9 tháng 3. Từ ngày mồng 10 -13/ 3 mới tổ chức bơi thi. Trước đây làng có 5 chải cho 5 giáp tham gia hội bơi. Trong kháng chiến chống Pháp, làng đã mang 5 chải đưa bộ đội sang sông đánh Pháp ở bốt Yên Phụ nên đã bị hỏng cả. Hiện nay dân làng đã đóng lại được ba chải mới. Xưa kia, tất cả những người dự bơi chải phải là những người trong giáp cử ra, mỗi chải gồm 24 tay bơi và ba người phụ việc, các tay chải đều được tập bơi từ ngày 6-8 /3 trên sông. Trong các thuyền chải, đầu chải được đạt đầu qui, đuôi chải gắn đuôi rồng được sơn đẹp đẽ. Dọc hai bên bờ sông thuộc Ngã ba Xà, các làng Xà Đông, xà Đoài, làng Ngọc,…đều đóng chải. Việc đóng chải là thể hiện lòng thương tiếc của nhân dân tới anh em họ Trương đã giữ trọn đạo trung quân ái quốc, truyền rằng, việc tổ chức bơi chải là để tìm vớt thi thể của anh em họ Trương trên khúc sông này. Sau khi làm lễ khai mạc vào buổi chiều 10/3, cuộc bơi được diễn ra trong 6 hiệp của hai bảng cho đến chiều tối thì kết thúc cuộc bơi vòng loại. Ban tổ chức sẽ chọn ra hai đội nhất, hai đội nhì và hai đội ba của vòng bảng. Luật cuộc đua qui định mỗi đội có đường bơi riêng của mình. Những độ thắng là những đội không phạm qui: chải không chạm vào tiêu, người lái không lái hớt (chưa đến tiêu đã quay lại), không cua lấn sang dường bơi của đội khác… Hội bơi chải ở làng Tiếu Mai thu hút đông đảo sự quan tâm tham dự của nhân dân trong vùng cũng như các vùng lân cận, khi các chải thuyền bơi, hai bên bờ sông đông nghịt người reo hò, cổ vũ. Các tay bơi như được truyền thêm sức mạnh cũng hăng hái chèo nhanh, không khí sôi động có sức mạnh lan toả khắp vùng.
Tiếu Mai là một địa chỉ du lịch văn hoá hấp dẫn của tỉnh Bắc Giang; nếu có dịp, các quí khách đừng bỏ lỡ cơ hội về thăm, thưởng ngoạn một vùng quê trù mật có những con người thân thiện, cảnh quan nên thơ, êm ả  với những vườn dâu xanh mướt ven bờ sông Cầu và được đắm mình trong không khí lễ hội đầu xuân rộn ràng nơi đây!

Vi Thị Tỉnh

The post Lễ hội xuân làng Tiếu Mai appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/b727/feed/ 0 388
Hiệp Hoà liên hoan tiếng hát đồng quê lần thứ II/2010 https://unexpress.net/hiep-hoa-lien-hoan-tieng-hat-dong-que-lan-thu-ii-2010/ https://unexpress.net/hiep-hoa-lien-hoan-tieng-hat-dong-que-lan-thu-ii-2010/#respond Sun, 16 May 2010 03:18:10 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/16/b725/ Hội Nông dân huyện vừa phối hợp với phòng văn hoá thông tin huyện Hiệp…

The post Hiệp Hoà liên hoan tiếng hát đồng quê lần thứ II/2010 appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Hội Nông dân huyện vừa phối hợp với phòng văn hoá thông tin huyện Hiệp Hoà tổ chức liên hoan “Tiếng hát đồng quê huyện Hiệp Hoà lần thứ II, năm 2010”.

Dự liên hoan có đ/c Dương Thị Hoà – Tỉnh uỷ viên, CT HND tỉnh, đ/c Ngô văn Trụ -PGĐ Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch tỉnh, đ/c Trần Văn Thái – PGĐ Trung tâm văn hoá tỉnh, đ/c Vũ Chí Kỳ – Phó chủ tịch UBND huyện, cùng các đồng chí trong TTĐU, HĐND, UBND, UBMTTQ, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân 26 xã, thị trấn.

Tại đây có 26 đội thi đến từ 26 xã, thị trấn đã tham dự liên hoan thông qua các tiết mục văn nghệ, múa hát với chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi giai cấp nông dân và Hội nông dân Việt Nam, ca ngợi tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quân dân, đoàn kết dân tộc, thể hiện tình yêu cuộc sống trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các đội thi tham dự liên hoan đều thể hiện tinh thần tích cực, nhiệt huyết, cùng trao đổi, giao lưu văn hoá, văn nghệ của địa phương.

Liên hoan tiếng hát đồng quê cũng nhằm chào mừng các ngày lễ lớn năm 2010 của đất nước, của địa phương và đặc biệt để chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày sinh của CT HCM (19/5/1890 – 19/5/2010); kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2010). Đồng thời thiết thực lập thành tích chào mừng ĐHĐB Đảng Bộ các cấp nhiệm kỳ 2010 -2015, tiến tới ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Kết thúc hội thi, BTC đã trao 26 giải tập thể (Trong đó 5 giải A; 10 giải B; 11 giải C) và trao 55 giải tiết mục hay (Trong đó có 10 giải A; 15 giải B; 30 giải C) cho các đội có tiết mục văn nghệ đặc sắc. Đồng thời lựa chọn 5 đội đạt giải A tập thể tham gia công diễn vào đêm 19/5/2010 chào mừng 120 năm ngày sinh CT Hồ Chí Minh và chọn đội Đông Lỗ là 1 trong 5 đội có các tiết mục hay đi tham dự “Liên hoan tiếng hát đồng quê tỉnh năm 2010” sắp tới.

                                                                                            Vân Anh – Đài TT Hiệp Hoà,16/5/2010

The post Hiệp Hoà liên hoan tiếng hát đồng quê lần thứ II/2010 appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/hiep-hoa-lien-hoan-tieng-hat-dong-que-lan-thu-ii-2010/feed/ 0 387
Lễ động thổ khởi công xây dựng Cổng làng Vân Xuyên https://unexpress.net/b720/ https://unexpress.net/b720/#respond Fri, 14 May 2010 05:57:02 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/14/b720/ Sáng nay( 02- 4- năm Canh Dần) đẹp ngày, tại địa điểm đồi Đống Mú…

The post Lễ động thổ khởi công xây dựng Cổng làng Vân Xuyên appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Sáng nay( 02- 4- năm Canh Dần) đẹp ngày, tại địa điểm đồi Đống Mú lịch sử – nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hiêp Hòa(16/2/1940), làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân đã long trọng tổ chức Lễ động thổ khởi công xây dựng Cổng làng. Về dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính quyền xã Hoàng Vân, các ông Nguyễn Thanh Quất, Chu Văn Nguyện, Ngô Văn Tý ở TP Bắc Giang, ông Ngô Văn Luyến, ông Ngô Duy Kháng ở Hà Nội cùng đại diện Chi bộ Đảng, Ban quản lý thôn, Mặt trân làng, Hội người cao tuổi, Chi hội phụ nữ…Sau Lễ cúng Trời đất, ông Ngô Văn Súy 85 tuổi – Lão thành cách mạng, được sự tín nhiệm của làng đã bổ nhát cuốc động thổ khởi công xây dựng Cổng làng. Buổi lễ diễn ra ngắn gọn và trang trọng.

Cổng làng được Công ty tư vấn xây dựng Xương Giang do ông Chu Văn Nguyện làm giám đốc thiết kế. Đây là công trình văn hóa, vừa có giá trị về mặt thẩm mỹ, vừa có ý nghĩa về mặt tâm linh. Kinh phí xây dựng Cổng làng khoảng 150 triệu đồng, do nhân dân và các mạnh thường quân đóng góp. Trưởng ban dự án là ông Nguyễn Thanh Quất, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc. Dự kiến sau 2 tháng công trình sẽ hoàn thành.

Làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân là một làng cổ, nơi đây Địa linh – Nhân kiệt, là miền quê giàu bản sắc văn hóa, giàu truyền thống cách mạng. Trong xã hội phong kiến có nhiều người học hành đỗ đạt cao, tiêu biểu là cụ Nguyễn Doãn Dịch đỗ tiến sĩ khoa thi năm Kỷ Sửu 1529 thời vua Mạc Đăng Dung và cụ Trịnh Ngô Dụng đỗ tiến sỹ khoa thi năm Tân Sửu 1721 thời vua Lê Dụ Tông. Cụ Trịnh Ngô Dụng là đai quan thời Hậu Lê. Vì lẽ đó mà làng Vân Xuyên là một trong số rất ít những làng Việt Nam thời phong kiến được nhà Vua cho phép xây Văn chỉ để lưu giữ, vinh danh những người đỗ đạt cao và người có công với làng, với nước.

Thời kỳ tiền khởi nghĩa, làng Vân Xuyên là chiếc nôi của An toàn khu 2, là nơi nuôi dưỡng, che chở cho nhiều cán bộ cao cấp của Đảng về hoạt đông cách mạng như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thái, Hà Thị Quế…

Sau Cách mạng Tháng Tám, người làng Vân Xuyên vẫn phát huy tốt các giá trị văn hóa của cha ông, một lòng thủy chung đi theo Đảng, nhiều người đã trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, các nhà khoa học và các doanh nhân.

Dưới đây là một số hình ảnh Lễ động thổ

Lễ cúng Trời – Đất

Cụ Ngô Văn Súy động thổ khởi công xây dựng cổng làng

Cụ Nguyễn Thanh Quất phát biểu

Nháy vào đây để xem chi tiết về Trịnh Ngô Dụng

Nháy vào chỗ này để xem ATK2 – an tòan khu thứ hai:

Xem thêm về làng Vân Xuyên

Ngô Minh Nam, Trưởng BQL làng Vân Xuyên, 15/5/2010.

ĐT 01685 105 966

LÀNG VÂN XUYÊN

Năm di tích lịch sử
Năm người tù” Sơn La”
Một  dòng tên”Làng Đỏ”
Trường tồn một bóng đa
Bác Trường Chinh lưu niệm
Về thăm quê tặng quà

Sông Cầu tình lưu luyến
Lượn quanh đắp phù sa
Đất: Địa linh- Nhân kiệt
Nghiên bút dệt hào hoa
Chữ ”Xuyên mây” ai viết
Thành tên làng ông cha

Con cháu xin nối tiếp
Nôi cách mạng quê nhà
Nền”Văn chỉ” bất diệt
Mây xuyên chín tầng xa.

Thơ Nguyễn Xuân Miễn

The post Lễ động thổ khởi công xây dựng Cổng làng Vân Xuyên appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/b720/feed/ 0 385
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng https://unexpress.net/b718/ https://unexpress.net/b718/#respond Thu, 13 May 2010 13:46:06 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/13/b718/ Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, điều đó dễ nhận thấy ở người thanh niên…

The post Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, điều đó dễ nhận thấy ở người thanh niên Vũ Đình Chung bí thư chi đoàn thôn Nam Đồng. Ý chí đó đã giúp anh trở thành tỷ phú giàu có ở một vùng quê nghèo khó như Danh Thắng.

Hành trình tìm nghề và trở thành giám đốc

Năm 18 tuổi, người thanh niên này đã phiêu du khắp chốn cùng nơi. Anh thử sức mình ở nhiều lĩnh vực và nhiều tỉnh thành. Cuối cùng mảnh đất Tuyên Quang đã hướng cho anh một cái nghề hái ra tiền.

Năm 1998 anh công tác tại phòng kinh doanh của công ty phát triển công nghiệp Tuyên Quang. Anh tâm sự: “nhiều lần xuống thăm bà con trồng mía và các nhà máy sản xuất mía đường, thấy túi nilon vứt bữa bãi, rất lãng phí lại còn gây ô nhiễm môi trường. Đã giúp tôi nghĩ ra ý tưởng là sản xuất tái chế đồ nhựa từ rác thải. Cách làm này giải quyết được hai vấn đề, vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Tôi đã quyết định xin nghỉ hẳn ở công ty để liên hệ với nhiều cơ sở sản xuất đồ nhựa trong nước tìm hiểu quy trình hoạt động”. Nắm chắc kỹ thuật anh trở về quê hương lập nghiệp.

Gia đình có vườn rộng 1ha là cơ sở để anh tin vào sự thành công của mình cộng thêm số vốn vay mượn được hơn 600 triệu đồng, anh dành hết đầu tư mua 1        dây chuyền sản xuất, thành lập công ty TNHH Chung Long sản xuất tái chế đồ nhựa từ rác thải và Doanh nghiệp kinh doanh vận tải- xây dựng ở cái tuổi 27. Ban đầu anh mang sản phẩm của mình đi khắp các nơi để chào hàng, cũng bị thất bại vài lần, Bởi mặt hàng này hoàn toàn mới lạ chưa có thương hiệu và uy tín nên người dân chưa tin tưởng. Anh tự tin: “Những lần như vậy đã giúp tôi có thêm bài học. Tôi tìm hiểu, nghiên cứu và cho làm lại các mặt hàng. Trước khi bán ra thị trường, công ty cung cấp sản phẩm cho người dân địa phương dùng thử mà không lấy tiền, sau đó lấy ý kiến đóng góp của họ. Chính cách làm này đã giúp tôi ngày càng thành công hơn”.

Sau hai năm làm ăn phát đạt anh lại tiếp tục thế chấp Ngân hàng đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay công ty có 3 dây chuyền  tổng vốn lên đến trên 2 tỷ đồng. Anh đã đi liên hệ với các nhà máy giấy Bắc Hà ở Yên Dũng, Bình Dương khu công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng và HTX vệ sinh môi trường Thị trấn Thắng để thu mua nguyên liệu. Các mặt hàng như: máng lợn, thùng tưới, chậu rửa hoàn toàn được sản xuất chất liệu bằng nilon từ rác thải, có giá trung bình là 6000 đ/1 sản phẩm, so với hàng của Trung Quốc hay một số công ty trong nước thì giá thành rẻ hơn khoảng từ 2000-6000đ/1 sản phẩm, mà chất lượng cũng không hề kém hơn, và có nhiều ưu điểm như: chịu lực, chịu va đập tốt có độ bền cao nên được người tiêu dùng khá ưa chuộng.

Hiện sản phẩm của anh đang được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành như: Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Nội…. Riêng năm 2009 tổng doanh thu của công ty lên đến trên 8 tỷ đồng và giải quyết công ăn việc làm ổn định cho gần 30 công nhân của địa phương, ngoài bữa cơm trưa bình quân lương mỗi tháng anh trả từ 2-2,5 triệu đồng/người/.

Giám đốc tham gia công tác xã hội

Vất vả là thế song anh Vũ Đình Chung vẫn dành thời gian tham gia công tác xã hội. Anh giữ chức bí thư chi đoàn thôn Nam Đồng suốt từ năm 2003 đến nay, và hiện tại anh còn giữ nhiều chức vụ khác như: Phó chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên huyện Hiệp Hoà, Uỷ viên UB MTTQ xã, Ban chấp hành hội khuyến học, ban chấp hành đoàn xã. Mới đây anh còn tham gia giữ chức chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện. Ở lĩnh vực nào thì anh cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các tổ chức các cấp. Đồng chí Nguyễn Văn Sáng bí thư đoàn xã tâm đắc: “Thật tự hào khi Đoàn xã có một bí thư chi đoàn như đồng chí Chung, tôi rất tin tưởng và yên tâm khi giao công việc, đó thực sự là một người có trách nhiệm, năng động, nhiệt tình”.

Từ khi trở thành một doanh nghiệp trẻ, anh Vũ Đình Chung thường xuyên làm công tác từ thiện. Như năm 2009, anh đã mua 45 xuất quà trị giá 5 triệu đồng để thăm hỏi, tặng quà cho các hộ nghèo, cụ cao tuổi của thôn nhân dịp tết nguyên đán, gần 4 triệu đồng mua thiết bị y tế, đổ chơi tặng cho trạm y tế, trường Mầm Non xã, 2 triệu đồng cho các cháu thiếu nhi cắm trại hè, 12 triệu đồng tu sửa, xây dựng chùa, 1 triệu đồng cho quỹ khuyến học xã và nhiều cuộc vận động khác cũng ủng hộ từ 1 triệu đồng trở lên….

Mai Anh – Đài TT Hiệp Hoà, 14/5/2010

Trang hiephoa.net được hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Mozilla Firefox và Google Chrome

The post Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/b718/feed/ 0 384
Công ty TNHH bia Vinaken đưa ra thị trường 2 sản phẩm đầu tiên https://unexpress.net/b717/ https://unexpress.net/b717/#respond Thu, 13 May 2010 13:45:26 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/13/b717/ Hiện nay, công ty TNHH Bia Vinaken đang gấp rút hoàn thành các dây chuyền…

The post Công ty TNHH bia Vinaken đưa ra thị trường 2 sản phẩm đầu tiên appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Hiện nay, công ty TNHH Bia Vinaken đang gấp rút hoàn thành các dây chuyền sản xuất để đưa vào hoạt động trong tháng 6/2010. Được biết tổng mức đầu tư của công ty là hơn 100 tỷ đồng trên diện tích 2ha, tại cụm công nghiệp Đức Thắng. Anh Nguyễn văn Thư- chủ tịch Hội đồng thành viên- tổng giám đốc công ty cho biết: Nhà máy sản xuất bia Vinaken nhập công nghệ sản xuất từ những nước châu Âu, đặc biệt là từ nước Đức, công suất dây chuyền nấu đạt 25 triệu lít /năm. Ngoài sản xuất bia, nhà máy còn sản xuất các sản phẩm khác như kem, nước đá, nước giải khát và thời gian tới nhà máy sẽ mở rộng thêm sản phẩm rượu mang nhãn hiệu Vinaken.

Với phương châm là tạo điều kiện để giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương nên hiện nay số công nhân làm việc trong nhà máy chủ yếu là con em huyện Hiệp Hoà, với mức lương bình quân là 2 triệu đồng trở lên/người/tháng. Vừa qua, sau thời gian vận hành thử, nhà máy đã chính thức đi vào khai thác và đưa ra thị trường hai sản phẩm đầu tiên là bia đóng chai và bia hơi mang nhãn hiệu Vinaken. Nhà máy Bia Vinaken tại cum công nghiệp Đức Thắng đi vào hoạt động đã tạo việc làm ổn định cho 200 lao động địa phương.

Phương Nhung – Đài TT Hiệp Hoà, 14/5/2010

Trang hiephoa.net được hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Mozilla Firefox và Google Chrome

The post Công ty TNHH bia Vinaken đưa ra thị trường 2 sản phẩm đầu tiên appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/b717/feed/ 0 383
Quyết định thu hồi số tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB QL 37. https://unexpress.net/b716/ https://unexpress.net/b716/#respond Thu, 13 May 2010 13:27:08 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/13/b716/ Ngày 29/4/2010, UBND huyện Hiệp Hòa ra Quyết định thu hồi toàn bộ số tiền…

The post Quyết định thu hồi số tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB QL 37. appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Ngày 29/4/2010, UBND huyện Hiệp Hòa ra Quyết định thu hồi toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB đã chi trả cho 38 hộ gia đình, cá nhân thuộc thôn Đức Nghiêm, xã Ngọc Sơn khi thực hiện dự án nâng cấp QL 37, với tổng số tiền 1 453 530 800 đồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến một số hộ dân vì có thể số tiền khi lĩnh đã được tiêu hết rồi.
 

 
Ngoc Sơn, 14/5/2010.
 

Trang hiephoa.net được hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Mozilla Firefox và Google Chrome

The post Quyết định thu hồi số tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB QL 37. appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/b716/feed/ 0 382
Hỗ trợ thay thế phương tiện giao thông https://unexpress.net/b715/ https://unexpress.net/b715/#respond Thu, 13 May 2010 13:26:40 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/13/b715/ Thực hiện việc hỗ trợ thay thế xe công nông; xe lôi máy; xe cơ…

The post Hỗ trợ thay thế phương tiện giao thông appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Thực hiện việc hỗ trợ thay thế xe công nông; xe lôi máy; xe cơ giới ba bánh; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông, huyện Hiệp Hoà tổ chức tuyên truyền, đồng thời thống kê số lượng chủ phương tiện có nhu cầu hỗ trợ, thay thế xe.
Theo đó  huyện xét duyệt được 245 hồ sơ đủ điều kiện hỗ trợ kinh phí mua sắm xe mới trong đó có 170 xe công nông, 75 xe lam. Đến nay, huyện đã hỗ trợ được 140 hồ sơ với tổng kinh phí 700 triệu đồng, các hồ sơ còn lại được hỗ trợ trong thời gian tới.
Khánh Hoà
http://baobacgiang.com.vn/266/56486.bgo, 13/5/2010

The post Hỗ trợ thay thế phương tiện giao thông appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/b715/feed/ 0 381
Anh trưởng thôn năng động biết cách làm giàu https://unexpress.net/b714/ https://unexpress.net/b714/#respond Thu, 13 May 2010 13:26:08 +0000 http://13.212.211.67/2010/05/13/b714/ Là  một thanh niên năng động nhiệt tình và biết cách làm kinh tế giỏi…

The post Anh trưởng thôn năng động biết cách làm giàu appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Là  một thanh niên năng động nhiệt tình và biết cách làm kinh tế giỏi thu nhập 100 triệu đồng/năm trên vùng đất trũng của huyện Hiệp Hòa, đó là anh Trần Văn Sơn, 33 tuổi, ở xóm Chuyền, thôn Trằm, xã Đông Lỗ. Không những thế với 10 năm liên tục làm trưởng thôn và phó bí thư chi bộ thôn Trằm anh Sơn luôn được nhân dân quý mến, tín nhiệm.
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê chiêm trũng nghèo, năm 1995 anh Sơn đi nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn 16, Sư đoàn 338 huyện Sơn Động. Trong quân ngũ anh là một chiến sỹ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là một bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt tình trong mọi nhiệm vụ được giao. Năm 1997 hết nghĩa vụ quân sự trở về với bao khó khăn, thách thức của sự thiếu thốn nơi đồng quê nghèo nàn. Là một thanh niên trẻ, về quê anh Sơn tham gia công tác đoàn tại thôn. Năm 1999 anh được kết nạp Đảng và dược nhân dân tín nhiệm bầu làm phó trưởng thôn kiêm bí thư chi bộ. Thôn Trằm hiện có 284 hộ và 1200 nhân khẩu, lại là một địa bàn phức tạp nhất xã và huyện về tình hình tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, có 18 đối tượng mắc nghiện. Nhưng với lòng nhiệt tình trong công việc, hết lòng vì dân, anh luôn trăn trở làm thế nào để cùng chính quyền thôn, xã xóa bỏ triệt để được hiểm họa về tệ nạn ma túy. Thù lao ít, công việc nhiều và nguy hiểm đến bản thân cũng không phải là nhỏ nhưng anh Sơn vẫn luôn tận tụy làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình mà nhân dân giao phó. Anh cũng tự đặt mục đích cho mình việc đầu tiên phải giúp cho thôn không còn đối tượng nghiện ma túy.
Với quyết tâm và ý nghĩ đó, anh Trần Văn Sơn luôn tìm mọi cách để tuyên truyền, thuyết phục và cảm hóa họ bằng chính tấm lòng của mình. Không quản khó khăn, khổ ải anh vẫn cố gắng đến từng nhà, bên từng đối tượng và chứng minh bằng tình thương cho nhân dân  hiểu, khi nào dân chưa hiểu thì anh còn trong cuộc. Chính vì vậy mà kết quả bước đầu đã giúp anh vơi bớt phần lo lắng, đối tượng đã thức tỉnh trong sự trượt dài của một lần “thử sức” với ma túy và ân hận muốn cai ngay và dần sau đó nhiều đối tượng khác cũng được anh Sơn và chính quyền giúp đỡ đi cai nghiện thành công. Từ đó tệ nạn ma túy và các tệ nạn khác giảm dần. Đến nay thôn Trằm không còn trường hợp nào vi phạm.
Không chỉ năng động hết mình vì công tác xã hội, anh Trần Văn Sơn còn là một thanh niên nông thôn biết cách làm gìau. Năm 2007, anh đã chuyển đổi 8 sào ruộng cấy lúa 2 vụ về ruộng trũng cấy lúa 1 vụ không ăn chắc sang đào ao thả cá, chăn lợn. Anh đầu tư 160 triệu được gom góp và vay thế chấp ngân hàng. Vụ cá đầu sợ thiếu kinh nghiệm nên anh nuôi thử với các giống cá trắm, trôi, chép, mè… khi thu hoạch thì đã cho lãi 30 triệu đầu/vụ, với 2 tấn cá. Vụ sau có kinh nghiệm hơn trong cách nuôi anh đã đầu tư nhiều hơn với 1 tấn cá và chú trọng hơn nữa trong khâu thức ăn. Thức ăn của cá trong ao gia đình anh Sơn chủ yếu là cỏ, rau xanh và cám gạo nên chất lượng thịt cá luôn cao và đảm bảo sản phẩm sạch khi xuất ra thị trường. Ước tính năm nay gia đình anh thu hoạch 2 vụ cá và cho thu hoạch 80 triệu đồng. Ao gần nhà được anh Sơn thiết kế theo khâu khép kín với chuồng trại nuôi lợn duy trì 30 con lợn thịt, 3 lợn nái, 300 con gà vịt tạo thức ăn cho cá và tăng thu nhập cho gia đình. Tận dụng bề mặt đất quanh bờ ao nuôi cá và vườn anh nhận thêm 5 sào ruộng để trồng cây ăn quả theo dự án của huyện đoàn Hiệp Hòa kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện triển khai thay vườn cây hiệu quả thấp sang vườn cây hiệu quả cao như xoài Thái Lan, ổi Đài Loan, nhãn chín muộn Hưng Yên. Trừ chi phí mỗi năm tổng thu nhập của gia đình anh Sơn đạt trên 100 triệu đồng.
Bên cạnh việc tìm hướng đi cho phát triển kinh tế gia đình, anh trưởng thôn Trần Văn Sơn còn tư vấn, giúp bà con hướng đi trong cách làm ăn mới trên mảnh đất chiêm trũng này. Hiện nay, thôn Trằm có 11 dự án chuyển đổi từ cấy lúa 1 vụ không ăn chắc và 5 đồng mặt nước khi gặt lúa sang nuôi cá. Chính vì vậy từ một thôn có tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất là ma túy đã được đẩy lùi và đem lại sự bình yên, giàu có tại một vùng quê nghèo đã dần được thay da đổi thịt. Anh Nguyễn Văn Dân, cán bộ Khuyến nông xã Đông Lỗ nhận định: “Anh Sơn là một tấm gương tiêu biểu cho lớp người trẻ của xã trong công tác xã hội đồng thời anh còn là một thanh niên tiêu biểu trong cách làm kinh tế mới, hiệu quả cao. chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này cho bà con trong xã cùng làm để tận dụng mọi lợi thế của địa phương”.
Với bao bộn bề trong việc phát triển kinh tế gia đình nhưng trong anh vẫn luôn nhiệt tình trong công tác đoàn thể xã hội và quan tâm đến mọi người xung quanh. “Đối với một lứa tuổi trong hàng ngũ của đoàn, của đảng nên sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Làm được việc tốt có ích cho xã hội là niềm vui cho mình”- anh Sơn tâm sự.  Vì vậy, hàng năm anh đều được UBND xã, huyện tuyên dương khen thưởng về cán bộ cấp cơ sở trẻ, nhiệt tình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Anh Trần Văn Sơn – một trưởng thôn năng động, tâm huyết vì cuộc sống nhân dân luôn xứng đáng là một tấm gương sáng cho đoàn viên thanh niên học tập và noi theo.
Vân Anh và Đồng Thị Chín,  Đài TT Hiệp Hoà , 13/5/2010

The post Anh trưởng thôn năng động biết cách làm giàu appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/b714/feed/ 0 380