Trang chủ » Sản xuất công nghiệp tháng 1 tăng 2,4%

Sản xuất công nghiệp tháng 1 tăng 2,4%

bởi unexpress
Chú thích ảnh
Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sản xuất vào Khu chế xuất Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Theo đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 2,8%, đóng góp 2,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung; sản xuất và phân phối điện tăng 5,1%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,2%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 4,6%, làm giảm 0,7 điểm phần trăm.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, chỉ số sản xuất tháng 1/2022 của một số ngành trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Đó là khai thác quặng kim loại tăng 21,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 16,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 11,5%; sản xuất trang phục tăng 11,4%; dệt tăng 8,8%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 8,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,1%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm như: sản xuất đồ uống giảm 2,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 3,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 5%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5,1%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,7%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong tháng 01/2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Đó là, alumin tăng 35,7%; thép thanh, thép góc tăng 20,3%; sữa bột tăng 16,2%; phân hỗn hợp NPK tăng 15,6%; bột ngọt tăng 15,4%; thủy hải sản chế biến tăng 13,8%; ô tô tăng 11,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 8,7%.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như: tivi giảm 33,5%; đường kính giảm 29,4%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 11,7%; linh kiện điện thoại giảm 9,3%; dầu mỏ thô khai thác giảm 7,5%; khí hóa lỏng LPG giảm 6,2%; bia giảm 3,6%.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế đã có dấu hiệu tích cực, để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, Tổng cục Thống kê đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến của dịch bệnh phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp tập trung.

Cùng với đó, tích cực mở cửa nhà máy, phân xưởng sản xuất, đảm bảo lưu thông hàng hóa, các cấp chính quyền chú trọng đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các địa phương cần thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tín dụng phù hợp để các tổ chức tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhằm sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, xây dựng, triển khai chương trình tín dụng quy mô lớn dành cho các ngành, lĩnh vực, dự án, doanh nghiệp có khả năng tạo đột phá và sức lan tỏa lớn về tăng trưởng.

Hiện, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/01/2022 tăng 0,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,3% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 2,8%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,4% và giảm 1,2%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,9% và tăng 0,6%.

Theo Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm