Trang chủ » Quy định mới về minh bạch thông tin với công ty Trung Quốc muốn IPO ở Mỹ

Quy định mới về minh bạch thông tin với công ty Trung Quốc muốn IPO ở Mỹ

bởi unexpress

BNEWS Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã bắt đầu công bố các quy định mới về minh bạch thông tin đối với các công ty Trung Quốc muốn niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán New York.

Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã bắt đầu công bố các quy định mới về minh bạch thông tin đối với các công ty Trung Quốc muốn niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, nhằm nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư về các rủi ro liên quan.
Một số công ty Trung Quốc đã bắt đầu nhận được các hướng dẫn chi tiết từ SEC về việc công khai nhiều hơn việc sử dụng các mô hình sở hữu đặc biệt (VIE) khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), những tác động đến các nhà đầu tư và khả năng các nhà chức trách Trung Quốc sẽ can thiệp vào hoạt động của công ty.
Trong tháng trước, Chủ tịch SEC, Gary Gensler, đã yêu cầu các công ty Trung Quốc dừng IPO tại Mỹ và minh bạch hơn về các đợt phát hành này. Hoạt động IPO của các công ty Trung Quốc đã bị đình lại sau thông báo của SEC.

Trong bảy tháng 1-7/2020, các đợt IPO của các công ty Trung Quốc đã huy động được số tiền kỷ lục là 12,8 tỷ USD, khi các công ty này tranh thủ lúc thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh.
Trong một lá thư, SEC đã yêu cầu phân tích mức độ ảnh hưởng của dạng cơ cấu doanh nghiệp này đến các nhà đầu tư và giá trị đầu tư, trong đó có cách thức và lý do tại sao việc các giao kèo theo hợp đồng có thể ít hiệu quả hơn so với hình thức sở hữu trực tiếp và công ty muốn niêm yết có thể chấp nhận các chi phí lớn để thực thi các điều khoản thỏa thuận.
SEC cũng yêu cầu các công ty Trung Quốc phải công khai việc các nhà đầu tư có thể không bao giờ trực tiếp nắm lợi ích của chủ sở hữu trong công ty. Nhiều VIE của Trung Quốc gắn với các thiên đường thuế như Cayman Islands. Ông Gensler nói có quá nhiều vấn đề được đặt ra về dòng tiền qua các công ty này.
SEC cũng đưa ra yêu cầu công khai liên quan đến khả năng các nhà chức trách Trung Quốc can thiệp vào các chính sách bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp. Trong tháng trước, chỉ vài ngày sau khi Didi Global Inc tiến hành IPO, các nhà chức trách Trung Quốc đã cấm ứng dụng chia sẻ xe này cho đăng ký người dùng mới.

Động thái này được thực hiện sau khi các biện pháp kiểm soát đối với các công ty công nghệ và giáo dục tư được đưa ra./.

Theo BNews/

Có thể bạn quan tâm