Trang chủ » Ngày 27/2, ghi nhận 11.517 ca mắc COVID-19, Hà Nội tìm biện pháp giảm tải cho y tế cơ sở

Ngày 27/2, ghi nhận 11.517 ca mắc COVID-19, Hà Nội tìm biện pháp giảm tải cho y tế cơ sở

bởi unexpress

BNEWS Tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 26/2 đến 18 giờ ngày 27/2, Hà Nội ghi nhận 11.517 ca F0, trong đó có 3.887 ca tại cộng đồng; 7.630 ca đã cách ly.

Bệnh nhân phân bố tại 541 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh có 743 ca; Sóc Sơn có 734 ca; Hoàng Mai có 664 ca; Hoài Đức có 660 ca; Nam Từ Liêm có 618 ca; Long Biên có 618 ca; Bắc Từ Liêm có 601 ca.

Cộng dồn số mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021 đến nay) là 262.274 ca.
Tại cuộc họp trực tuyến với các quận huyện, xã phường sáng 27/2 để chỉ đạo các giải pháp kịp thời trước tình hình dịch bệnh gia tăng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, theo các chuyên gia đánh giá, nửa tháng nữa, số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh trong nửa tháng nữa tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch.

Đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp thời đưa ra các giải pháp công nghệ cùng với ý thức người dân.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn cần tiếp tục phát huy hơn tính chủ động, sáng tạo, với mục tiêu cụ thể là đảm phục vụ tốt nhất, nhanh nhất đối với người dân.
Mọi người dân dân phải nắm được dấu hiệu nhận biết, quy trình chăm sóc, điều kiện cần thiết tại nhà; cần xét nghiệm khi nào để tránh lãng phí; không gây hoang mang, lo lắng; khi có triệu chứng thì cần khai báo, liên hệ với ai, qua hình thức liên lạc nào, đảm bảo quy trình…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện, xã, phường phải “đốc” đến tận nhà, nắm rõ và cập nhật liên tục các con số bệnh nhân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở Y tế và các địa phương cần có biện pháp giảm tải ngay cho hệ thống y tế cơ sở, cần sử dụng phần mềm quản lý người mắc COVID-19 hiệu quả nhất. Khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đấy; yêu cầu liên ngành Y tế-Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan, nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng ngay để rút ngắn quy trình, giúp người dân giải quyết các khó khăn, vướng mắc”./.

Theo BNews/

Có thể bạn quan tâm