Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2022 (9T 2022) với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) đạt 51,9 nghìn tỷ đồng (+10,1% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 14,0 nghìn tỷ đồng (+67,7% YoY), hoàn thành lần lượt 75,3% và 83,4% dự báo tương ứng cả năm 2022 của công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC).
Theo VCSC, lợi nhuận tăng chủ yếu là do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 15,5% YoY, (2) Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 62,0% YoY và (3) Chi phí dự phòng giảm 16,9% YoY, bị ảnh hưởng một phần bởi thu nhập phí thuần (pure NFI) giảm 11,6% YoY và chi phí HĐKD (OPEX) tăng 13,3% YoY. Trên cơ sở hằng quý, LNST sau lợi ích CĐTS quý 3/2022 đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (+2,3% QoQ & +2,6 lần YoY). VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng nhẹ đối với dự báo lợi nhuận của VCSC đối với BID, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Số dư trái phiếu doanh nghiệp giảm QoQ và YoY trong quý 3/2022, chiếm 0,9% dư nợ tín dụng. BID ghi nhận tăng trưởng tín dụng 0,7% QoQ trong quý 3/2022, trong đó cho vay khách hàng tăng 0,8% QoQ và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp giảm 6,8% QoQ. Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2022 là 10,1% so với tăng trưởng huy động là 2,5%.
NIM giảm QoQ và YoY. BID báo cáo NII 9T 2022 tăng 15,5% YoY nhờ tăng trưởng cho vay 9T 2022 cao, trong khi NIM 9T 2022 giảm 11 điểm cơ bản YoY. NIM 9T 2022 giảm là do lợi suất IEA giảm 31 điểm cơ bản YoY, cao hơn mức giảm 20 điểm cơ bản YoY của chi phí huy động (COF). Theo ước tính của VCSC, nguyên nhân lợi suất IEA giảm chủ yếu là do lợi suất từ chứng khoán đầu tư thấp hơn, trong khi nguyên nhân COF là do lãi suất trung bình của giấy tờ có giá thấp hơn. Trên cơ sở so với quý trước, NIM quý 3/2022 giảm 25 điểm cơ bản QoQ sau khi lợi suất IEA giảm 7 điểm cơ bản QoQ và COF tăng 20 điểm cơ bản QoQ. VCSC cho rằng sự gia tăng COF QoQ là do tỷ lệ CASA giảm 1 điểm % QoQ và mức tăng 7,6% QoQ của các giấy tờ có giá được phát hành với chi phí cao hơn.
Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 9T 2022 tiếp tục tăng mạnh, nhưng thu nhập ngoài lãi (NOII) giảm 7,1% YoY. BID báo cáo NOII là 10,4 nghìn tỷ đồng (-7,1% YoY), chủ yếu là do (1) NFI thuần giảm 11,6% YoY có thể là do chương trình miễn phí BID đã thực hiện ngay từ đầu năm 2022, (2) lãi 55 tỷ đồng từ chứng khoán kinh doanh và đầu tư so với lãi 228 tỷ đồng trong 9T 2021 và (3) thu nhập ròng khác giảm 19,6% YoY có thể do thu nhập từ thu hồi nợ xấu giảm, theo quan điểm của VCSC. Các khoản này được bù đắp một phần nhờ lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 62,0% YoY.
Chi phí dự phòng 9T 2022 giảm 16,9% YoY, hoàn thành 77,0% dự báo cả năm của VCSC. VCSC cho rằng chi phí dự phòng giảm trong 9T 2022 có thể đến từ (1) chi phí dự phòng năm 2022 hạ nhiệt hơn do BID đã trích lập chi phí dự phòng cao trong vài năm qua để xử lý tài sản tồn đọng và/hoặc (2) có khả năng BID hoàn nhập chi phí dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu.
Chất lượng tín dụng giảm nhẹ QoQ. Tỷ lệ nợ xấu quý 3/2022 của BID đạt 1,35% (+32 điểm cơ bản QoQ & -26 điểm cơ bản YoY) trên cơ sở tỷ lệ xử lý nợ bằng dự phòng / tổng dư nợ 9 tháng đầu năm 2022 đạt 0,35% (so với 0,91% trong 9 tháng năm 2021) . Nợ nhóm 2/tổng dư nợ tăng 8 điểm cơ bản QoQ và 15 điểm cơ bản YoY lên 1,25% trong quý 3/2022. Trong khi đó, lãi dự thu/IEA trong quý 3/3022 giảm xuống 0,63% (-1 điểm cơ bản QoQ & -21 điểm cơ bản YoY).
@ VCSC
Nguồn: https://marketinsider.vn/