Trang chủ » Lên sàn rồi miệt mài báo lỗ, cổ phiếu từng 60.000 đồng nay ngang giá trà đá vỉa hè

Lên sàn rồi miệt mài báo lỗ, cổ phiếu từng 60.000 đồng nay ngang giá trà đá vỉa hè

bởi unexpress

Lên sàn rồi miệt mài báo lỗ, cổ phiếu từng 60.000 đồng nay ngang giá trà đá vỉa hè
Ngày 16/5, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đưa cổ phiếu BOT của CTCP BOT Cầu Thái Hà (mã BOT – UPCoM) vào diện hạn chế giao dịch.

Chuyển động thị trường

Lên sàn rồi miệt mài báo lỗ, cổ phiếu từng 60.000 đồng nay ngang giá trà đá vỉa hè

Quốc Trung {Ngày xuất bản}

Ngày 16/5, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đưa cổ phiếu BOT của CTCP BOT Cầu Thái Hà (mã BOT – UPCoM) vào diện hạn chế giao dịch.

Lên sàn rồi miệt mài báo lỗ, cổ phiếu từng 60.000 đồng nay ngang giá trà đá vỉa hè
Trạm thu phí cầu Thái Hà

Nguyên nhân là báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của doanh nghiệp bị đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến. Theo đó, hơn 59,2 triệu cổ phiếu BOT Cầu Thái Hà sẽ bị hạn chế giao dịch từ ngày 20/5/2025. Nhà đầu tư chỉ được phép giao dịch vào ngày thứ Sáu hàng tuần.

Cổ phiếu BOT chào sàn UPCoM vào giữa tháng 2/2019 với giá tham chiếu 10.000 đồng/cổ phiếu và kết phiên đầu tiên tại mức 14.000 đồng. Đến ngày 8/1/2021, mã này thiết lập đỉnh lịch sử 60.400 đồng/cp – tăng gấp 6 lần chỉ sau gần hai năm.

Ngay cả khi thị trường lao đao vì khủng hoảng trái phiếu năm 2022, cổ phiếu BOT vẫn giữ vùng giá 50.000–60.000 đồng. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 11/2022 – thời điểm thị trường chứng khoán dần phục hồi từ mốc 873 điểm – cổ phiếu BOT bắt đầu lao dốc. Ngày 5/5/2023, mã này chạm đáy 2.200 đồng/cp.

Đến giữa tháng 1/2025, cổ phiếu BOT bất ngờ tăng mạnh trở lại, với mức tăng gần 190% chỉ trong hơn một tháng. Tuy nhiên, từ vùng giá 7.x, mã bước vào chu kỳ phân phối và điều chỉnh. Tính đến 10h50 phiên 19/5, BOT giảm sàn còn 4.000 đồng, với khối lượng khớp lệnh đạt 1,2 triệu đơn vị.

CTCP BOT Cầu Thái Hà được thành lập năm 2014, gồm 3 cổ đông sáng lập: Công ty TNHH Tiến Đại Phát, CTCP Đầu tư Tư vấn & Xây dựng Phú Xuân, và CTCP Đầu tư & Xuất nhập khẩu Bình Minh. Mục tiêu là đầu tư xây dựng cầu Thái Hà bắc qua sông Hồng, nối hai tỉnh Hà Nam và Thái Bình, trên tuyến đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.

Dự án có tổng mức đầu tư 1.459,5 tỷ đồng và bắt đầu thu phí từ tháng 2/2019, với thời gian hoàn vốn dự kiến khoảng 16 năm 7 tháng. Tuy nhiên, ngay sau đó, BOT Cầu Thái Hà đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn khi Nhà nước triển khai cầu Hưng Hà – công trình sử dụng vốn ODA và cách chỉ 3–4 km, lại không thu phí. Điều này khiến phần lớn phương tiện chuyển hướng sang cầu Hưng Hà, làm doanh thu của BOT Thái Hà giảm mạnh.

Kể từ khi lên sàn, BOT Cầu Thái Hà liên tục ghi nhận thua lỗ trong giai đoạn 2019–2023. Tuy nhiên, năm 2024 công ty bất ngờ báo lãi ròng 248 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, khiến không ít cổ đông đặt câu hỏi.

Trong quý IV/2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần 372,8 tỷ đồng – gấp 31 lần cùng kỳ, nhờ một khoản thu đột biến chưa từng có trước đó. Lãi ròng đạt 302,3 tỷ đồng, giúp thu hẹp lỗ lũy kế còn 188 tỷ đồng. Dù vậy, trong 25 quý gần nhất, công ty chỉ có lãi ở 2 quý, bao gồm quý IV/2024.

Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản của BOT Cầu Thái Hà đạt 1.823 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả lên tới 1.419 tỷ đồng – gấp 3,5 lần vốn chủ sở hữu. Gần 1.000 tỷ đồng là nợ vay, kéo theo chi phí lãi vay lên tới 102 tỷ đồng trong năm. Ngược lại, lượng tiền mặt chỉ vỏn vẹn hơn 480 triệu đồng.

>> Thương vụ hơn 300 tỷ đồng cứu công ty tại Thái Bình sắp trắng tay vì làm BOT: Cơ hội mới hay ‘ảo thuật’ tài chính giữa 3 cái tên trên sàn?

]]>

Có thể bạn quan tâm