Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số đóng góp 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
Hàng loạt ‘kỳ lân’ công nghệ Việt xuất khẩu tỷ đô, trở thành ngôi sao mới trên bản đồ kinh tế số
Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số đóng góp 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) năm 2024, Việt Nam xếp hạng 44/133 quốc gia và nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 về đổi mới sáng tạo, chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Năm 2024, Việt Nam ghi nhận sự cải thiện đáng kể ở cả đầu vào và đầu ra đổi mới sáng tạo. Cụ thể, đầu vào tăng 4 bậc, từ hạng 57 lên 53, trong khi đầu ra tăng từ hạng 40 lên 36. Đặc biệt, Việt Nam dẫn đầu thế giới ở ba chỉ số: Nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.
Các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, FPT, KMS Technology, và CMC đã góp phần nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới. Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel ký hợp đồng hơn 1 triệu USD cung cấp hệ thống 5G cho thị trường Trung Đông, thể hiện năng lực làm chủ công nghệ.
Lĩnh vực công nghệ số của Việt Nam dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn mới. Ảnh minh hoạ |
FPT cũng ghi dấu ấn khi đạt doanh thu 1 tỷ USD từ xuất khẩu phần mềm, trở thành doanh nghiệp công nghệ đầu tiên tại Việt Nam đạt được cột mốc này. Báo cáo từ Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán lĩnh vực công nghệ số của Việt Nam sẽ tăng trưởng 20% mỗi năm trong thời gian tới.
Cuối năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW, khẳng định phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế – xã hội. Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế số trong việc nâng cao năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và đổi mới quản trị quốc gia.
Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số đóng góp 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Báo cáo từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong hai năm 2022 và 2023, với mức tăng lần lượt 28% và 19%, gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Phát triển hạ tầng số và nâng cao năng lực xử lý dữ liệu là yếu tố cốt lõi cho quá trình chuyển đổi số. Năm 2022, Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu về sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) và đứng thứ 25 về an ninh mạng. Những bước tiến này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc tận dụng đổi mới sáng tạo để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững.
>> Nhà máy bán dẫn lớn nhất Việt Nam bùng nổ với 337 tỷ doanh thu, nộp 3,5 triệu USD vào ngân sách
]]>