Trang chủ » Giảm 15.559 tỷ đồng tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Giảm 15.559 tỷ đồng tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

bởi unexpress
Chú thích ảnh

Cụ thể, tổng số tiền lãi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giảm cho khách hàng là 4.996 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất gần 1,3 triệu tỷ đồng cho gần 3,2 triệu khách hàng; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giảm 3.055 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,14 triệu tỷ đồng cho 236.403 khách hàng; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giảm 2.739 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,21 triệu tỷ đồng cho 407.603 khách hàng.

Tổng số tiền lãi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giảm cho khách hàng là 1.873 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,71 triệu tỷ đồng cho 685.573 khách hàng. Tại Ngân hàng TMCP Quân đội, tổng tiền lãi giảm cho khách hàng là 610 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 118.653 tỷ đồng cho 104.282 khách hàng. Còn Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội giảm 328 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 133.435 tỷ đồng cho 34.684 khách hàng.

Các ngân hàng TMCP Kỹ thương, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng đã giảm lãi cho các khách hàng với tổng số tiền là 1.068,16 tỷ đồng để hỗ trợ các khách hàng… 

Trong suốt 2 năm đại dịch xảy ra, đặc biệt làn sóng COVID-19 lần thứ 4 kéo dài đến nay khiến cộng đồng doanh nghiệp lao đao, hệ thống ngân hàng đã giảm lãi sâu, cơ cấu lại nợ cho các khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có không ít doanh nghiệp phàn nàn về khó khăn khi tiếp cận vốn ưu đãi của ngân hàng. 

Tại cuộc điều tra mới đây với hơn 12.000 doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có hơn 57% doanh nghiệp được hỏi cho biết, khó tiếp cận với các gói vay tín dụng của ngân hàng thương mại do không đảm bảo về hồ sơ vay vốn. Giai đoạn này, nền kinh tế rất cần các doanh nghiệp mau chóng phục hồi nhưng các doanh nghiệp lại cần nguồn vốn tín dụng nóng để trở lại, trong khi tiêu chuẩn cho vay không nới lỏng là bài toán khó, cần sự phối hợp của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, cũng như vai trò “bà đỡ” định hướng chủ trương từ phía NHNN mới có thể tìm được lời giải.

Trước đó, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: NHNN sẽ tạo điều kiện để mở rộng tín dụng nhưng không hạ điều kiện cho vay. “Vốn tại ngân hàng là loại vốn rất đặc biệt, ở mức độ vừa phải chứ không phải vô tận, được huy động trong toàn dân nên ngân hàng phải thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ với người gửi tiền. Vì vậy, tài sản bảo đảm được xem là cơ hội cuối cùng cho chính ngành ngân hàng nên trong nhiều năm qua, dù chúng ta đã nhiều lần nói đến vấn đề này và cũng có sự cải thiện nhất định về thủ tục, cũng như tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản bảo đảm đó”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho biết.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, dòng vốn là tiền huy động từ trong dân nên khi vay vốn, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hoàn trả, có thái độ ứng xử tốt khi ngân hàng đòi nợ, giữ đạo đức kinh doanh và nâng tầm quản trị doanh nghiệp tốt hơn, sử dụng vốn có hiệu quả và xây dựng hình ảnh tốt với các ngân hàng”.

Trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng: Nhu cầu tín dụng tăng, dư nợ tín dụng cũng tăng mạnh hơn. Dự báo, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt khoảng 13% cho cả năm 2021. Theo NHNN, tính đến ngày 29/10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 9.994.371 tỷ đồng, tăng 8,72% so với cuối năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 6,48%). Như vậy, chỉ trong vòng 3 tuần cuối tháng 10/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 1,3% (đến ngày 7/10, tín dụng tăng 7,42%), tương đương có khoảng 120.000 tỷ đồng được bơm thêm ra thị trường. Tốc độ tăng trưởng này tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước khi tín dụng tháng 10/2020 chỉ tăng 0,71% so với cuối tháng 9/2020.

Theo Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm