Tờ Straits Times (Singapore) cho biết cửa hàng bán lẻ quần áo Rangeeta Kaur cũng có quyết định tương tự khi ngừng dịch vụ cho phép hành khách thử quần áo.
Đây là hai ví dụ về những đơn vị kinh doanh tự áp dụng các biện pháp giảm tiếp xúc với khách hàng ở thời điểm Malaysia đang chuẩn bị cho một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới.
Chủ nhãn hiệu Rangeeta Kaur- Madam Kaur chia sẻ: “Điều khiến tôi có quyết định này là chúng ta không thể hiểu rõ thói quen vệ sinh của khách hàng. Tôi biết rằng việc không được thử quần áo khiến khách hàng mất hứng nhưng tôi ưu tiên áp dụng biện pháp bảo đảm y tế nghiêm ngặt để đề phòng làn sóng dịch mới. Tôi đã mất hai người thân vì COVID-19. Họ đều mắc COVID-19 sau khi ra ngoài do vậy hiện tại tôi cẩn thận hơn”.
Nữ doanh nhân 56 tuổi Madam Fazilah cũng chia sẻ rằng việc sống gần 2 năm với dịch COVID-19 đã dạy bà điều cần phải được ưu tiên. Bà nhấn mạnh: “Chúng ta cần tự đánh giá tình hình và đưa ra các chiến lược chỉnh sửa để đảm bảo rằng có thể sống sót và giữ an toàn”.
Quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah gần đây cảnh báo rằng đất nước Đông Nam Á này có thể phải đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 mới. Số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày tại Malaysia dao động trong khoảng từ 4.000-5.000 trường hợp trong vài tuần qua.
Ngày 25/11, Malaysia ghi nhận 6.144 ca mắc COVID-19 mới, tăng mạnh so với những ngày gần đây. Trong khi đó, tỷ lệ các giường bệnh kín chỗ tại Malaysia là 69,8%. Tính đến nay, 76,7% dân số Malaysia đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, trong khi đó 78,7% dân số được tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine.
Giáo sư dự bị Malina Osman tại Đại học Putra Malaysia đánh giá Malaysia nên học theo động thái của Singapore trong việc yêu cầu những người không tiêm vaccine COVID-19 cam kết tự trả hóa đơn y tế của họ trong trường hợp nhập viện để điều trị COVID-19.
Theo Báo Tin Tức