Ngoài GRDP là điểm sáng, tỉnh cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực về kinh tế – xã hội.
Địa phương sắp sáp nhập với tỉnh có ‘tiểu Paris’ của Việt Nam công bố GRDP đạt trên 100 triệu/người
Ngoài GRDP là điểm sáng, tỉnh cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực về kinh tế – xã hội.
Tối 19/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh (19/4/1975-19/4/2025). Buổi lễ có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và đông đảo nhân dân địa phương.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoài Anh – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận – nhấn mạnh, tròn nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh năm 1992, Bình Thuận đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ một địa phương có nền kinh tế chậm phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém, thu ngân sách hạn chế và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, Bình Thuận ngày nay đã vươn lên phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Bình Thuận ước đạt hơn 128.700 tỷ đồng, tăng gấp hơn 33 lần so với năm 1992, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt hơn 100 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người ước đạt gần 59 triệu đồng, tăng 43,6% so với năm 1992.
Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 7,25%, trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 11,06%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43%; dịch vụ tăng 7,6%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước đạt 10.677,1 tỷ đồng, đạt 106,77% dự toán năm và tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước; trong đó thu nội địa ước đạt 9.457 tỷ đồng, đạt 105,02% dự toán và tăng 1,02% so với năm trước.
![]() |
Bình Định hiện là tỉnh phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực |
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 27.906 lao động, đạt 139,53% kế hoạch; số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 8,7 – tăng 3,57% so với cùng kỳ; số người tham gia BHXH đạt 131.518 người, tăng 12,82%; tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 93,55%.
Nhìn về tương lai, Bình Thuận đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 7,5-8%. Cơ cấu kinh tế sẽ gồm: Công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 44-48%; dịch vụ chiếm 31-34%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 15-16%; thuế sản phẩm chiếm 5-6%. GRDP bình quân đầu người dự kiến đạt khoảng 7.800-8.000 USD
Ba trụ cột kinh tế được xác định là: Công nghiệp (đặc biệt là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao), dịch vụ (du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, logistics) và nông nghiệp (nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao).
“Nhìn về tương lai, trong điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, chúng ta sẽ có thêm những người anh em mới để cùng đoàn kết, đồng lòng vượt qua thử thách, phát huy tối đa tiềm năng trong không gian phát triển rộng lớn hơn. Đó sẽ là nền tảng để Bình Thuận phát triển nhanh, bền vững hơn, vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vì sự lớn mạnh của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, ông Nguyễn Hoài Anh khẳng định.
Theo Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ, ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông sẽ sáp nhập với nhau, hình thành nên một thực thể hành chính mới mang tên tỉnh Lâm Đồng. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có diện tích hơn 24.000km2 (trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam) và dân số trên 3,3 triệu người.
Đà Lạt, Lâm Đồng, được yêu mến với những danh xưng đầy thi vị như “Thành phố ngàn hoa”, “Thành phố sương mù”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố tình yêu” hay “Tiểu Paris” tại Việt Nam” – thể hiện sức hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà cả quốc tế.
>> Tỉnh lớn nhất cả nước sau sắp xếp: Có 2 địa danh đặc biệt không ‘thay tên đổi họ’
]]>