Số ca mắc mới của toàn khối có xu thế đi ngang trong mấy ngày gần đây. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Brunei và Việt Nam.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm mạnh. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, “quốc gia vạn đảo” ghi nhận trên 1.000 ca bệnh mới và chỉ có 66 ca tử vong.
Diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Ngày 7/10, Philippines chứng kiến số ca mắc mới và tử vong cao thứ hai Đông Nam Á. Malaysia tình hình dịch bệnh cũng đáng lo ngại khi có 132 ca tử vong, cao nhất Đông Nam Á. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 1.866 ca mắc mới và 34 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Thái Lan là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 8/10 ghi nhận thêm trên 11.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 116 người, đứng thứ hai toàn khối.
Campuchia có xu thể dịch đi ngang mấy ngày trước đây, với 203 bệnh nhân mới và 18 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 267.524 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 671 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 12,4 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 11,6 triệu trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới, trong khi 3 nước không công khai số liệu.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 8/10:
Quốc gia | Tổng số ca mắc | Ca mắc mới | Tổng số ca tử vong | Ca tử vong mới | Ca phục hồi |
Indonesia | 4,225,871 | +1,384 | 142,560 | +66 | 4,057,760 |
Philippines | 2,643,494 | +10,670 | 39,232 | +191 | 2,486,059 |
Malaysia | 2,313,727 | +9,890 | 27,113 | +132 | 2,157,565 |
Thái Lan | 1,689,437 | +11,140 | 17,534 | +116 | 1,561,790 |
Việt Nam | 831,643 | +4,806 | 20,337 | +114 | 759,482 |
Myanmar | 475,885 | +1,866 | 18,068 | +34 | 429,180 |
Singapore | 116,864 | 136 | 92,555 | ||
Campuchia | 114,351 | +203 | 2,459 | +18 | 106,839 |
Lào | 26,876 | 23 | |||
Brunei | 8,464 | +202 | 62 | 6,177 |
Số ca lây nhiễm COVID-19 tại Lào tăng trở lại
Ngày 8/10, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 731 ca mắc mới COVID-19 và 1 trường hợp tử vong. Như vậy, số ca lây nhiễm COVID-19 tại Lào tăng trở lại.
Trong số các ca mắc mới có tới 726 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là điểm nóng về dịch khi ghi nhận 450 trường hợp trong một ngày buộc các nhà chức trách đưa 178 bản tại 7 quận vào danh sách vùng đỏ.
Bộ Y tế Lào cho biết ca tử vong thứ 24 tại nước này do COVID-19 là một phụ nữ 50 tuổi ở tỉnh Viêng Chăn có bệnh nền tiểu đường và suy thận. Đáng chú ý là các ca tử vong do COVID-19 tại nước này hầu hết đều chưa được tiêm phòng vaccine và đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền. Bộ Y tế Lào khẳng định tiêm chủng là biện pháp quan trọng để giảm thiểu biến chứng nặng và rủi ro tử vong; vì vậy người dân tiếp tục được kêu gọi đến các cơ sở y tế để tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhằm bảo vệ bản thân và gia đình.
Hiện có hơn 3 triệu người tại Lào đã được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi có hơn 2 triệu người đã tiêm đủ liều.
Cũng theo Bộ Y tế Lào, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tại Lào thấp so với nhiều nước, song số ca mắc mới tiếp tục tăng cao đang tạo áp lực cho ngành y tế nước này. Vì vậy, khi dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và các bệnh viện không đáp ứng được khả năng tiếp nhận bệnh nhân thì những trường hợp dương tính có ít triệu chứng sẽ có thể được phép cách ly, điều trị tại nhà.
Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 27.607 ca, trong đó có 24 người tử vong.
Indonesia rút ngắn thời gian cách ly đối với người nhập cảnh
Thời gian cách ly đối với các trường hợp nhập cảnh Indonesia sẽ được rút ngắn từ 8 ngày xuống còn 5 ngày.
Phát biểu tại một sự kiện được tổ chức tại Yogyakarta ngày 8/10, Bộ trưởng Du lịch và kinh tế sáng tạo Sandiaga Uno nêu rõ chính sách này được thực thi trên cơ sở chỉ đạo của Tổng thống Joko Widodo tại cuộc họp một ngày trước đó. Theo ông, Chính phủ Indonesia đã nhận được sự đảm bảo của Bộ Y tế về việc rút ngắn thời gian cách ly đối với người nhập cảnh.
Chính trị gia thuộc đảng Gerindra này giải thích quyết định trên được đưa ra dựa trên các cơ sở: thời gian ủ bệnh của các biến thể virus SARS-CoV-2 trung bình là 3,7-3,8 ngày; độ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 cũng như các kết quả đạt được trong công tác xét nghiệm và truy vết tiếp xúc.
Trước đó, Thông tư số 74 năm 2021 của Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia quy định rằng du khách nhập cảnh nước này phải cách ly bắt buộc 8 ngày tại các cơ sở được chỉ định và trải qua hai lần xét nghiệm PCR có kết quả âm tính.
Singapore cho phép nhập cảnh hành khách đến từ Hàn Quốc đã tiêm phòng
Ngày 8/10, Hàn Quốc và Singapore đã nhất trí dỡ bỏ hoặc nới lỏng quy định cách ly bắt buộc đối với những người nhập cảnh đã tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo đó, từ ngày 15/11, hành khách đã tiêm phòng đến từ Hàn Quốc nhập cảnh Singapore sẽ không bắt buộc phải thực hiện cách ly 7 ngày theo quy định hiện hành ở Singapore. Khách nhập cảnh sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm phòng đầy đủ từ trước đó ít nhất hai tuần và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ hoặc 72 giờ qua.
Ngoài ra, quy định này cũng chỉ áp dụng đối với hành khách đã ở lại quốc gia khởi hành ít nhất hai tuần trước khi rời đi và với các chuyến bay trực tiếp.
Theo Báo Tin Tức