Trang chủ » Chính quyền quân sự mở đường chuyển tiếp sang chính quyền dân sự ở Guinea

Chính quyền quân sự mở đường chuyển tiếp sang chính quyền dân sự ở Guinea

bởi unexpress
Chú thích ảnh
Chỉ huy vụ đảo chính Mamady Doumbouya (giữa) trước cuộc họp với các quan chức cấp cao trong Chính phủ Guinea tại Conakry, ngày 6/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tài liệu này được công bố trên truyền hình tối 27/9 giờ địa phương, đặt ra một loạt nhiệm vụ, bao gồm soạn thảo một hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử “tự do, dân chủ và minh bạch”, dù không nói chính xác thời gian diễn ra quá trình chuyển tiếp.

Bản hiến chương xác định 4 thể chế hoặc gương mặt sẽ phụ trách quá trình chuyển tiếp. Đó là CNRD; Tổng thống thời kỳ chuyển tiếp – người sẽ là Chủ tịch CNRD, nguyên thủ quốc gia và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang; một chính phủ do một thủ tướng dân sự đứng đầu; và một cơ quan lập pháp gọi là Hội đồng Chuyển tiếp Dân tộc (CNT). Không thành viên nào trong các thể chế này tham gia “các cuộc bầu cử địa phương và toàn quốc khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp”. Theo hiến chương trên, thời gian diễn ra quá trình chuyển tiếp “sẽ được ấn định bởi một thỏa thuận chung giữa các lực lượng quốc gia” và CNRD.

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 27/9, Đại sứ Guinea cho biết sẽ sửa đổi quy định về bầu cử và soạn thảo hiến pháp mới trước khi diễn ra các cuộc bầu cử mới. CNT, gồm 81 thành viên từ các đảng phái chính trị, xã hội dân sự, nghiệp đoàn, chủ doanh nghiệp, các lực lượng an ninh và các cơ quan khác, sẽ được giao nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp. Thành viên trong chính phủ cũ của ông Conte hoặc các thể chế của chính quyền cũ cũng có thể được tham gia CNT.

Trước đó, ngày 5/9, quân đội, do đại tá lực lượng đặc nhiệm Mamady Doumbouya đứng đầu, đã tiến hành cuộc nổi dậy ở thủ đô Conakry, tuyên bố giải thể hiến pháp, bắt giữ Tổng thống Alpha Conde và giải tán chính phủ.

Ông Conde, 83 tuổi, là vị tổng thống dân bầu đầu tiên vào năm 2010 và đã tái đắc cử năm 2015. Nhưng năm ngoái, ông đã thúc đẩy một bản hiến pháp mới gây tranh cãi, cho phép ông nắm giữ nhiệm kỳ 3 vào tháng 10/2020. Động thái này làm bùng phát làn sóng biểu tình khiến hàng chục người thiệt mạng. Ông Conde đã tái đắc cử nhưng phe đối lập vẫn lên án cuộc bỏ phiếu này.

Sau vụ đảo chính trên, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cho biết sẽ áp đặt lệnh cấm đi lại đối với các thành viên của chính quyền quân sự ở Guinea, cũng như đóng băng tài sản của lực lượng đảo chính. ECOWAS kêu gọi Liên minh châu Phi (AU), LHQ, Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với lực lượng đảo chính. Ngày 16/9, các nhà lãnh đạo ECOWAS đã ra một tuyên bố chung kêu gọi quốc gia này tiến hành bầu cử trong vòng 6 tháng nhằm nhanh chóng trở lại chế độ điều hành dân sự, và yêu cầu trả tự do cho ông Conte.

Theo Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm