Kinh tế Archives - UNExpress | Website nhiều người xem nhất https://unexpress.net/category/kinh-te/ Tin nhanh! Tue, 25 Mar 2025 02:22:01 +0000 en-US hourly 1 https://unexpress.net/wp-content/uploads/2022/12/image.jpg Kinh tế Archives - UNExpress | Website nhiều người xem nhất https://unexpress.net/category/kinh-te/ 32 32 213125451 Hai em gái ông Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến phiên xử phúc thẩm https://unexpress.net/hai-em-gai-ong-trinh-van-quyet-duoc-dan-giai-den-phien-xu-phuc-tham/ https://unexpress.net/hai-em-gai-ong-trinh-van-quyet-duoc-dan-giai-den-phien-xu-phuc-tham/#respond Tue, 25 Mar 2025 02:22:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/hai-em-gai-ong-trinh-van-quyet-duoc-dan-giai-den-phien-xu-phuc-tham-206973.html Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái hầu tòa phúc thẩm vào ngày 25/3 tại TAND Cấp cao Hà Nội, sau khi bị tuyên án tổng cộng 43 năm tù vì thao túng chứng khoán và lừa đảo. Gia đình đã nộp thêm 367 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nâng tổng số tiền nộp lên hơn 976 tỷ đồng. ]]> ...

The post Hai em gái ông Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến phiên xử phúc thẩm appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Hai em gái ông Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến phiên xử phúc thẩm
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái hầu tòa phúc thẩm vào ngày 25/3 tại TAND Cấp cao Hà Nội, sau khi bị tuyên án tổng cộng 43 năm tù vì thao túng chứng khoán và lừa đảo. Gia đình đã nộp thêm 367 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nâng tổng số tiền nộp lên hơn 976 tỷ đồng.
Chứng khoán

Hai em gái ông Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến phiên xử phúc thẩm

Hải Băng {Ngày xuất bản}

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái hầu tòa phúc thẩm vào ngày 25/3 tại TAND Cấp cao Hà Nội, sau khi bị tuyên án tổng cộng 43 năm tù vì thao túng chứng khoán và lừa đảo. Gia đình đã nộp thêm 367 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nâng tổng số tiền nộp lên hơn 976 tỷ đồng.

Ngày 25/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm trong vụ án thao túng chứng khoán, lừa đảo, có liên quan đến Tập đoàn FLC, HoSE và UBCKNN.

Từ khoảng 7h30, các bị cáo lần lượt được dẫn giải tới phiên tòa. Có 25 bị cáo kháng cáo được đưa ra xét xử phúc thẩm, nhưng tòa án triệu tập toàn bộ 48 bị cáo. Ngoài 25 bị cáo kháng cáo, có 135 bị hại và 387 người liên quan cũng kháng cáo.

Hai em gái ông Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến phiên xử phúc thẩm
Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế bị dẫn giải đến phiên tòa (Ảnh: PLO)

Trước đó, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 2 em gái bị tuyên phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, với mức án sơ thẩm lần lượt là 21 năm, 14 năm và 8 năm tù.

Ngoài ra, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC) bị buộc bồi thường 252 tỷ đồng, bà Trịnh Thị Thúy Nga (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán BOS) 83 tỷ đồng và ông Trịnh Văn Quyết phải nộp 1.869 tỷ đồng. Hiện cả 3 đã kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt và miễn, giảm phần bồi thường dân sự.

Hai em gái ông Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến phiên xử phúc thẩm
Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga (Ảnh: PLO)

Ngày 24/3, các luật sư bào chữa cho 3 anh em ông Trịnh Văn Quyết cho biết, sau phiên phúc thẩm bị hoãn hôm 26/12/2024, gia đình đã nộp thêm 367 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho 3 thân chủ.

Cụ thể, bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga được gia đình nộp 86 tỷ đồng, trong khi em gái út Trịnh Thị Minh Huế được nộp hơn 254 tỷ đồng. Luật sư cho hay số tiền này do ông Quyết nộp thay 2 em gái. Phần còn lại, cựu Chủ tịch FLC nộp khắc phục cho bản thân là hơn 27 tỷ đồng.

Tại bản án sơ thẩm, ông Quyết đã khắc phục 254,6 tỷ đồng; 2 em gái hơn 2 tỷ đồng. Sau đó, vợ ông Quyết nộp thêm 353 tỷ đồng. Cộng với 367 tỷ đồng mới nộp, 3 anh em ông Quyết đã khắc phục tổng cộng hơn 976 tỷ đồng.

>> Ba anh em ông Trịnh Văn Quyết đã nộp gần 1.000 tỷ đồng trước phiên xử phúc thẩm

]]>

The post Hai em gái ông Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến phiên xử phúc thẩm appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/hai-em-gai-ong-trinh-van-quyet-duoc-dan-giai-den-phien-xu-phuc-tham/feed/ 0 78504
Hòa Phát muốn làm thêm nhà máy thép 10.000 tỷ: Ai sẽ chèo lái khi ông Trần Đình Long rút dần? https://unexpress.net/hoa-phat-muon-lam-them-nha-may-thep-10-000-ty-ai-se-cheo-lai-khi-ong-tran-dinh-long-rut-dan/ https://unexpress.net/hoa-phat-muon-lam-them-nha-may-thep-10-000-ty-ai-se-cheo-lai-khi-ong-tran-dinh-long-rut-dan/#respond Mon, 24 Mar 2025 13:40:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/hoa-phat-muon-lam-them-nha-may-thep-10-000-ty-ai-se-cheo-lai-khi-ong-tran-dinh-long-rut-dan-206831.html Trong lúc Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long ngỏ í "rút dần" khỏi vai trò điều hành, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vẫn tiếp tục mở rộng tham vọng với một dự án thép mới trị giá cả chục nghìn tỷ đồng tại Quảng Ngãi. ]]> ...

The post Hòa Phát muốn làm thêm nhà máy thép 10.000 tỷ: Ai sẽ chèo lái khi ông Trần Đình Long rút dần? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Hòa Phát muốn làm thêm nhà máy thép 10.000 tỷ: Ai sẽ chèo lái khi ông Trần Đình Long rút dần?
Trong lúc Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long ngỏ í “rút dần” khỏi vai trò điều hành, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vẫn tiếp tục mở rộng tham vọng với một dự án thép mới trị giá cả chục nghìn tỷ đồng tại Quảng Ngãi.
Chứng khoán

Hòa Phát muốn làm thêm nhà máy thép 10.000 tỷ: Ai sẽ chèo lái khi ông Trần Đình Long rút dần?

Quốc Trung 24/03/2025 20:40

Trong lúc Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long ngỏ í “rút dần” khỏi vai trò điều hành, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vẫn tiếp tục mở rộng tham vọng với một dự án thép mới trị giá cả chục nghìn tỷ đồng tại Quảng Ngãi.

Ảnh chụp vào mùa xuân năm 1993, dàn lãnh đạo công ty khảo sát thị trường sau khi thành lập Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng. Từ phải qua: ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Trần Tuấn Dương
Ảnh chụp vào mùa Xuân năm 1993, dàn lãnh đạo công ty khảo sát thị trường sau khi thành lập Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng (Từ phải qua: Ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Trần Tuấn Dương)

Ngày 21/3 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – ông Trần Phước Hiền – đã chủ trì cuộc họp xử lý đề xuất xây dựng dự án thép chất lượng cao của CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất. Dự án mới dự kiến triển khai giai đoạn 2025–2027, đặt tại xã Bình Thuận, tập trung sản xuất ray đường sắt đô thị và cao tốc – những mặt hàng chiến lược phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia. Giai đoạn 1 của dự án cần quỹ đất khoảng 42ha.

Trước đó, Hòa Phát đã đầu tư hai khu liên hợp sản xuất gang thép tại Dung Quất, với tổng vốn lên tới 170.000 tỷ đồng (tương đương 6,8 tỷ USD) trong đó, Dung Quất 1 đã đi vào hoạt động từ năm 2021, còn Dung Quất 2 dự kiến hoàn tất trong năm 2025. Số vốn đã giải ngân tại hai “quả đấm thép này” hiện là khoảng 145.000 tỷ.

Tại một sự kiện gặp gỡ doanh nghiệp với Chính phủ đầu tháng 2, ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Hòa Phát – trực tiếp đề xuất được xây dựng nhà máy ray đường sắt với cam kết đầu tư 10.000 tỷ đồng. “Đây là sản phẩm rất đặc thù, nếu không dùng trong các dự án trọng điểm thì không biết bán cho ai”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh Hòa Phát sẵn sàng cung cấp toàn bộ 10 triệu tấn thép cho dự án đường sắt quốc gia, với chất lượng, tiến độ và giá cạnh tranh hơn thép nhập khẩu.

Song song với những cam kết lớn là một chuyển động âm thầm – ông Trần Đình Long đang lùi dần về sau “cánh gà” của Hòa Phát. “Năm nay tôi cũng đã 64 tuổi… Giờ đây, anh Nguyễn Việt Thắng làm là chính, điều hành hàng ngày. Về thép và giá bán tôi không biết đâu, vì có biết cũng chẳng để làm gì. Nếu mọi người nghĩ cứ Hòa Phát là ông Long làm hết thì không phải đâu”, vị tỷ phú chia sẻ thẳng thắn tại ĐHCĐ thường niên 2024.

Hòa Phát hậu Trần Đình Long: Chuyển giao nhưng không rời bỏ

Người được ông Long tin tưởng giao trọng trách điều hành trong thời gian qua là ông Nguyễn Việt Thắng, sinh năm 1970, hiện là Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT Hòa Phát. Gia nhập tập đoàn từ năm 2003, ông Thắng từng kinh qua cả ba trụ cột kinh doanh gồm: Thép, bất động sản và nông nghiệp. Dù không thuộc nhóm sáng lập (cùng thời Chủ tịch và thành viên HĐQT Nguyễn Ngọc Quang), hơn hai thập kỷ gắn bó đã đưa ông Thắng thành “chiến tướng” thân tín của ông Long tại Tập đoàn Hòa Phát.

Khác với nhiều doanh nghiệp gia đình khác, quá trình chuyển giao tại Hòa Phát gần như ít xuất hiện bóng dáng thế hệ F2 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Dù ông Long là một trong những người giàu nhất Việt Nam (khối tài sản ước gần 44.600 tỷ đồng), con trai ông gần như không xuất hiện trên truyền thông hay giữ chức vụ công khai tại tập đoàn.

Tất nhiên, câu chuyện “tiếp quản Hòa Phát” ở đây nên được hiểu là việc chọn người chèo lái chặng đường kinh doanh tiếp theo của đế chế này, chứ không phải là vấn đề thâu tóm cổ phần để chi phối doanh nghiệp. Bởi lẽ, với khối lượng niêm yết gần 6,4 tỷ cổ phiếu – tương đương vốn điều lệ gần 64.000 tỷ đồng – việc thâu tóm Hòa Phát đối với một cá nhân gần như là điều không thể. Đặc biệt, HPG hiện là doanh nghiệp có số lượng cổ đông đông đảo nhất sàn, với hơn 165.000 cổ đông.

Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Thắng hiện sở hữu tài sản cá nhân khoảng 556 tỷ đồng, tương đương 20,5 triệu cổ phiếu HPG.

Với dự án mới trị giá hàng chục nghìn tỷ đang được bàn thảo và hàng loạt cam kết lớn trước Chính phủ, có thể thấy Hòa Phát đang bước vào một chu kỳ phát triển mới, hướng tới sản phẩm thép chế tạo chất lượng cao. Trong tương lai, người dẫn đường tiếp theo có thể không còn là ông Trần Đình Long – nhưng dấu ấn chiến lược của ông thì vẫn còn nguyên vẹn.

>> CEO Hòa Phát: ‘Trứng gà chúng tôi bán 1.200-1.300 đồng/quả’, doanh thu cao hơn 600 doanh nghiệp trên sàn

]]>

The post Hòa Phát muốn làm thêm nhà máy thép 10.000 tỷ: Ai sẽ chèo lái khi ông Trần Đình Long rút dần? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/hoa-phat-muon-lam-them-nha-may-thep-10-000-ty-ai-se-cheo-lai-khi-ong-tran-dinh-long-rut-dan/feed/ 0 78501
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 24/3 https://unexpress.net/lich-su-kien-va-tin-van-chung-khoan-ngay-24-3/ https://unexpress.net/lich-su-kien-va-tin-van-chung-khoan-ngay-24-3/#respond Sun, 23 Mar 2025 23:13:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/lich-su-kien-va-tin-van-chung-khoan-ngay-24-3-206719.html Lịch sự kiện đáng chú ý ngày 24/3 về thị trường chứng khoán: Thông tin về VHM, HPG, NVL, VND… và nhiều doanh nghiệp chốt chi trả cổ tức. ]]> ...

The post Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 24/3 appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 24/3
Lịch sự kiện đáng chú ý ngày 24/3 về thị trường chứng khoán: Thông tin về VHM, HPG, NVL, VND… và nhiều doanh nghiệp chốt chi trả cổ tức.
Chuyển động thị trường

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 24/3

Ánh Nguyệt 24/03/2025 06:13

Lịch sự kiện đáng chú ý ngày 24/3 về thị trường chứng khoán: Thông tin về VHM, HPG, NVL, VND… và nhiều doanh nghiệp chốt chi trả cổ tức.

Thông tin thế giới

Sau cuộc họp chính sách mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong khoảng 4,25 – 4,5%.

Ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed nhận định tâm lý chung đang giảm sút do biến động chính sách, giá cả tăng nhanh hơn dự kiến, phần lớn do kế hoạch đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại Mỹ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Có sự không chắc chắn ở đây. Thật khó để biết rằng mọi thứ diễn ra theo chiều hướng nào. Tâm lý hiện tại khá tiêu cực. Điều đó liên quan tình hình hỗn loạn vào đầu nhiệm kỳ của một chính quyền đang thực hiện những thay đổi lớn”, ông Powell phát biểu sau cuộc họp.

Chủ tịch Fed cho biết dữ liệu kinh tế nhìn chung vẫn vững chắc với minh chứng về tỷ lệ thất nghiệp hiện tại là 4,1%, thị trường việc làm tương đối cân bằng.

Diễn biến thị trường

VN-Index giao dịch trầm lắng suốt phiên 21/3 với thanh khoản thấp, phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư. Biến động cuối phiên chủ yếu đến từ hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF. Chỉ số đóng cửa tại mức 1.321, giảm nhẹ 2 điểm.

Khối ngoại bán ròng 951 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào VND (154 tỷ đồng), TPB (120 tỷ đồng)…

Thông tin giao dịch

NVL: Công ty riêng của ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu NVL.

CCC: HoSE chấp thuận niêm yết một cổ phiếu xây dựng.

Thông tin doanh nghiệp

HPG: Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho biết đã đầu tư dự án sản xuất ray, dự kiến cuối năm 2027 sẽ có sản phẩm ray đầu tiên.

VND: VNDirect ‘chia tay chóng vánh’ Goldsun Food – ông lớn đứng sau 16 thương hiệu F&B đình đám như King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao…

POW: Nhà máy điện 1,4 tỷ USD bước vào giai đoạn thử nghiệm quan trọng.

FPT: Cùng Vingroup đón đầu ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam, FPT ký kết hàng loạt thỏa thuận trong 3 tháng.

VHM: Siêu dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh của Vinhomes đạt bước tiến mới, chờ lệnh khởi công chính thức.

POM: Báo lỗ gần 1.000 tỷ đồng năm thứ ba liên tiếp, đại gia thép từng ‘chung mâm’ với Hòa Phát và Hoa Sen sắp mất hết vốn chủ sở hữu.

DBC: Đại gia chăn nuôi ‘phất lên’ khi giá heo hơi lập đỉnh, ước lãi quý I/2025 tăng vọt 450%.

DCM: Đạm Cà Mau ‘bắt tay’ ông lớn phân bón, tăng cường phủ sóng tại thị trường xuất khẩu chủ lực.

VFS: CTCP Chứng khoán Nhất Việt thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 18/4/2025 để trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 8% (100 cổ phiếu nhận thêm 8 cổ phiếu mới).

ADC: CTCP Mỹ thuật và Truyền thông thông báo ngày 27/3/2025 là ngày đăng ký cuối cùng để tạm ứng cổ tức năm 2024 tỷ lệ 15% (1.500 đồng/cp). Ngày thanh toán dự kiến là 15/5/2025.

DNT: CTCP Cấp nước Đồng Nai thông báo ngày 27/3/2025 là ngày đăng ký cuối cùng để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6% (600 đồng/cp). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/3/2025 và ngày chi trả là 21/4/2025.

Nhận định thị trường

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 24/3
Tổng hợp nhận định từ các công ty chứng khoán

>> Nhận định chứng khoán 24 – 28/3: VN-Index tích lũy sau nhịp tăng dài

]]>

The post Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 24/3 appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/lich-su-kien-va-tin-van-chung-khoan-ngay-24-3/feed/ 0 78500
Vì sao Yeah 1 quyết định dừng sản xuất ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ dù đang kiếm bộn tiền? https://unexpress.net/vi-sao-yeah-1-quyet-dinh-dung-san-xuat-anh-trai-vuot-ngan-chong-gai-du-dang-kiem-bon-tien/ https://unexpress.net/vi-sao-yeah-1-quyet-dinh-dung-san-xuat-anh-trai-vuot-ngan-chong-gai-du-dang-kiem-bon-tien/#respond Sun, 23 Mar 2025 10:20:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/vi-sao-yeah-1-quyet-dinh-dung-san-xuat-anh-trai-vuot-ngan-chong-gai-du-dang-kiem-bon-tien-206665.html Dù thành công rực rỡ với chuỗi concert "Anh trai vượt ngàn chông gai", Yeah1 (HoSE: YEG) bất ngờ tuyên bố dừng sản xuất chương trình trong năm 2025. Quyết định này nhằm tránh khán giả "bội thực" và tập trung vào các dự án mới, dù show vẫn cháy vé và mang lại doanh thu lớn cho công ty. ]]> ...

The post Vì sao Yeah 1 quyết định dừng sản xuất ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ dù đang kiếm bộn tiền? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Vì sao Yeah 1 quyết định dừng sản xuất
Dù thành công rực rỡ với chuỗi concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”, Yeah1 (HoSE: YEG) bất ngờ tuyên bố dừng sản xuất chương trình trong năm 2025. Quyết định này nhằm tránh khán giả “bội thực” và tập trung vào các dự án mới, dù show vẫn cháy vé và mang lại doanh thu lớn cho công ty.
Doanh nghiệp A-Z

Vì sao Yeah 1 quyết định dừng sản xuất ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ dù đang kiếm bộn tiền?

Hải Băng 23/03/2025 17:20

Dù thành công rực rỡ với chuỗi concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”, Yeah1 (HoSE: YEG) bất ngờ tuyên bố dừng sản xuất chương trình trong năm 2025. Quyết định này nhằm tránh khán giả “bội thực” và tập trung vào các dự án mới, dù show vẫn cháy vé và mang lại doanh thu lớn cho công ty.

Sau đêm diễn bùng nổ ở Hưng Yên cách đây 3 tháng, concert thứ 3 của show “Anh trai vượt ngàn chông gai” đã trở lại TP. HCM vào ngày 22/3. Dù màn tranh đua của 33 anh tài đã kết thúc được một khoảng thời gian và không có quá nhiều sự thay đổi trong set diễn so với các đêm trước đó, chương trình vẫn tạo nên sức hút lớn.

Vì sao Yeah 1 quyết định dừng sản xuất 'Anh trai vượt ngàn chông gai' dù đang kiếm bộn tiền?
Hình ảnh tại concert thứ 3 của show “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Trước đó, vé concert 3 được mở bán trên nền tảng Ticketbox đã “cháy hàng” chỉ sau 30 phút, còn concert 4 (23/3) cũng hết sau 40 phút. Về chi phí, nhóm vé Standing (đứng) có 8 hạng, dao động từ 800.000 – 1.800.000 đồng/vé; nhóm vé Seated (ngồi) cũng có 8 hạng, dao động từ 800.000 – 3.500.000 đồng/vé; nhóm vé VIP Lounge (phòng VIP) vẫn giữ mức giá cũ là 8.000.000 đồng/vé và chỉ bán 10 vé/phòng.

Show “Anh trai vượt ngàn chông gai” từng tổ chức 2 concert vào ngày 19/10/2024 tại TP. HCM và ngày 14/12/2024 tại Hưng Yên. Mỗi đêm concert thu hút hàng chục nghìn khán giả đam mê âm nhạc và luôn trong tình trạng “cháy vé” ngay khi vừa mở bán.

Sự thành công của chương trình này mang đến lợi ích kinh tế không nhỏ cho nhà sản xuất là CTCP Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG). Riêng trong quý IV/2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần 377,8 tỷ đồng và lãi sau thuế 71 tỷ đồng, lần lượt tăng 137% và 404% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2024, Yeah1 đạt doanh thu 1.006,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 126,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 145% và 378% so với cùng kỳ.

Vì sao Yeah 1 quyết định dừng sản xuất 'Anh trai vượt ngàn chông gai' dù đang kiếm bộn tiền?
Yeah 1 lãi đậm trong năm 2024

Không chỉ vậy, trên thị trường, cổ phiếu YEG đã tăng 54,36% trong năm 2024, lên gần 17.000 đồng/cp vào ngày 31/12/2024. Đà tăng này góp phần giúp doanh nghiệp phát hành thành công 54,8 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, huy động 548 tỷ đồng. Trước đó, YEG từng “ngụp lặn” dưới mốc 10.000 đồng/cp suốt nhiều năm.

Quyết định dừng sản xuất vì sợ khán giả “bội thực”

Dù đang kiếm bộn tiền từ show “Anh trai vượt ngàn chông gai”, Yeah1 mới đây quyết định dừng sản xuất chương trình này trong năm 2025.

Lý do được cho là để tập trung vào hai dự án truyền hình thực tế mới là “Show It All” và “HAHA Farmer”. Bên cạnh đó, CEO Yeah1 – bà Ngô Thị Vân Hạnh lo ngại khán giả “bội thực” với nhiều chương trình tương tự suốt hai năm qua và có thể là trong tương lai ở các đơn vị khác, nên quãng nghỉ là cần thiết.

“Tôi nghĩ dù ngon đến đâu nhưng ăn mãi rồi cũng chán. Đây là thời điểm cần phải đổi món. Nếu chúng tôi phục vụ khán giả bằng món ăn mới với sự công phu và nguyên liệu hảo hạng như trước, họ vẫn sẽ hưởng ứng và yêu thích. Để rồi một ngày, họ lại nhớ về những món ăn cũ. Tôi nghĩ đây là một chiến lược khôn ngoan” – bà Hạnh chia sẻ với VNExpress.

Tháng 4 tới, doanh nghiệp sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Công ty dự kiến trình cổ đông thông qua báo cáo tài chính năm 2024, tình hình kinh doanh năm 2024 và kế hoạch kinh doanh năm 2025 (chưa được tiết lộ cụ thể).

>> Yeah1: Doanh thu nhà sản xuất show ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ vượt 1.000 tỷ đồng

]]>

The post Vì sao Yeah 1 quyết định dừng sản xuất ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ dù đang kiếm bộn tiền? appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/vi-sao-yeah-1-quyet-dinh-dung-san-xuat-anh-trai-vuot-ngan-chong-gai-du-dang-kiem-bon-tien/feed/ 0 78499
Siêu dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh của Vinhomes (VHM) đạt bước tiến mới, chờ lệnh khởi công chính thức https://unexpress.net/sieu-du-an-35-ty-usd-ven-vinh-cam-ranh-cua-vinhomes-vhm-dat-buoc-tien-moi-cho-lenh-khoi-cong-chinh-thuc/ https://unexpress.net/sieu-du-an-35-ty-usd-ven-vinh-cam-ranh-cua-vinhomes-vhm-dat-buoc-tien-moi-cho-lenh-khoi-cong-chinh-thuc/#respond Sun, 23 Mar 2025 02:16:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/sieu-du-an-3-5-ty-usd-ven-vinh-cam-ranh-cua-vinhomes-vhm-dat-buoc-tien-moi-cho-lenh-khoi-cong-chinh-thuc-206608.html Dự án khu đô thị ven vịnh Cam Ranh của liên danh Vinhomes (VHM) đang được đẩy nhanh thủ tục pháp lý và công tác giải phóng mặt bằng, sẵn sàng khởi công vào tháng 4/2025. ]]> ...

The post Siêu dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh của Vinhomes (VHM) đạt bước tiến mới, chờ lệnh khởi công chính thức appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Siêu dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh của Vinhomes (VHM) đạt bước tiến mới, chờ lệnh khởi công chính thức
Dự án khu đô thị ven vịnh Cam Ranh của liên danh Vinhomes (VHM) đang được đẩy nhanh thủ tục pháp lý và công tác giải phóng mặt bằng, sẵn sàng khởi công vào tháng 4/2025.
Doanh nghiệp A-Z

Siêu dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh của Vinhomes (VHM) đạt bước tiến mới, chờ lệnh khởi công chính thức

Ánh Nguyệt {Ngày xuất bản}

Dự án khu đô thị ven vịnh Cam Ranh của liên danh Vinhomes (VHM) đang được đẩy nhanh thủ tục pháp lý và công tác giải phóng mặt bằng, sẵn sàng khởi công vào tháng 4/2025.

Theo Báo Lao động, ngày 21/3/2025, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã thông báo dự án khu đô thị ven vịnh Cam Ranh đã đủ điều kiện huy động vốn thông qua hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh. Theo quy định tại Luật Nhà ở 2023, tổng số vốn huy động dự kiến hơn 14.700 tỷ đồng, phục vụ việc xây dựng các công trình thuộc phạm vi diện tích đã được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất vào cuối năm 2024.

Dự án này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 1/4/2023 và UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt nhà đầu tư tại Quyết định số 1867/QĐ-UBND ngày 8/8/2023. Liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) và CTCP Giải pháp Năng lượng VinES là đơn vị duy nhất đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

Khu đô thị có diện tích 1.254ha với vốn đầu tư 85.293 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD), chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Dự án được quy hoạch đồng bộ với đầy đủ tiện ích, bao gồm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, khu tái định cư, trung tâm thương mại, trường học, trạm y tế, chợ, công viên, khu nghỉ dưỡng, sân golf và công viên chuyên đề. Dự kiến, khu đô thị sẽ đáp ứng nhu cầu an cư cho khoảng 230.779 người với 8.500 căn nhà liền kề, hơn 10.000 biệt thự và 19.816 căn nhà ở xã hội.

Siêu dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh của Vinhomes (VHM) đạt bước tiến mới, chờ lệnh khởi công chính thức
Phối cảnh Khu 1 dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh của liên danh Vinhomes (VHM) (Ảnh: Báo Khánh Hòa)

Cách đây ít ngày, UBND TP. Cam Ranh đã yêu cầu đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để đảm bảo khởi công vào tháng 4/2025. Theo Công văn số 1201/UBND, các phòng ban chức năng cùng UBND các xã, phường liên quan (Khu 1, 2, 3) cần tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, đối với Khu 1 và Khu 3, mục tiêu đến ngày 31/3/2025 là hoàn thành chi trả bồi thường cho 80% diện tích đất thu hồi. Trung tâm Phát triển quỹ đất phải trình phương án bồi thường lên Phòng Nông nghiệp và Môi trường thẩm định trước ngày 18/3/2025, niêm yết công khai và chi trả trước ngày 25/3/2025.

Đối với Khu 2, Trung tâm Phát triển quỹ đất phải hoàn tất niêm yết dự thảo phương án bồi thường, vận động người dân ký cam kết nhận tiền và bàn giao mặt bằng sớm. Sau khi kết thúc niêm yết, phương án bồi thường sẽ được thẩm định trước ngày 5/4/2025, trình UBND thành phố phê duyệt trước 10/4/2025 và thu hồi đất theo hình thức cuốn chiếu trước 20/4/2025. Việc chi trả bồi thường sẽ hoàn tất trước 15/4/2025.

Hiện công tác đo đạc, kiểm đếm, xét duyệt hồ sơ pháp lý, lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cơ bản đảm bảo tiến độ.

>> Vinhomes (VHM): Doanh số bán hàng trong 3 năm tới kỳ vọng đạt 287.000 tỷ đồng, 70% đóng góp từ các dự án mới

]]>

The post Siêu dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh của Vinhomes (VHM) đạt bước tiến mới, chờ lệnh khởi công chính thức appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/sieu-du-an-35-ty-usd-ven-vinh-cam-ranh-cua-vinhomes-vhm-dat-buoc-tien-moi-cho-lenh-khoi-cong-chinh-thuc/feed/ 0 78498
Công ty riêng của ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu NVL https://unexpress.net/cong-ty-rieng-cua-ong-bui-thanh-nhon-dang-ky-ban-5-trieu-co-phieu-nvl/ https://unexpress.net/cong-ty-rieng-cua-ong-bui-thanh-nhon-dang-ky-ban-5-trieu-co-phieu-nvl/#respond Sat, 22 Mar 2025 11:49:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/cong-ty-rieng-cua-ong-bui-thanh-nhon-dang-ky-ban-5-trieu-co-phieu-nvl-206549.html NovaGroup tiếp tục thoái vốn tại Novaland khi vừa đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu NVL, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 17,373%. Trước đó ít ngày, ông Bùi Cao Nhật Quân cũng đăng ký bán 2,9 triệu cổ phiếu NVL. ]]> ...

The post Công ty riêng của ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu NVL appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Công ty riêng của ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu NVL
NovaGroup tiếp tục thoái vốn tại Novaland khi vừa đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu NVL, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 17,373%. Trước đó ít ngày, ông Bùi Cao Nhật Quân cũng đăng ký bán 2,9 triệu cổ phiếu NVL.
Chứng khoán

Công ty riêng của ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu NVL

Hải Băng 22/03/2025 18:49

NovaGroup tiếp tục thoái vốn tại Novaland khi vừa đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu NVL, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 17,373%. Trước đó ít ngày, ông Bùi Cao Nhật Quân cũng đăng ký bán 2,9 triệu cổ phiếu NVL.

Ngày 21/3, CTCP NovaGroup đăng ký bán ra 5 triệu cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) từ ngày 27/3 – 4/4 theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Mục đích nhằm cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ. Nếu giao dịch thành công, CTCP NovaGroup sẽ còn nắm giữ gần 338,8 triệu cổ phiếu NVL, giảm tỷ lệ sở hữu từ 17,629% xuống 17,373%.

NovaGroup là cổ đông lớn nhất của Novaland, đồng thời là công ty liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT. Năm 2022, NovaGroup từng nhận chuyển nhượng hơn 200 triệu cổ phiếu NVL từ ông Bùi Thành Nhơn và vợ là bà Cao Thị Ngọc Sương. Đến tháng 10/2022, NovaGroup ước tính nắm giữ gần 722 triệu cổ phiếu NVL, tương đương 37,02% vốn điều lệ Novaland. Như vậy, chỉ sau khoảng 2,5 năm, công ty này đã bán ra khoảng 383 triệu cổ phiếu NVL.

Gần đây, ngày 17/3, ông Bùi Cao Nhật Quân cũng đăng ký bán gần 2,9 triệu cổ phiếu NVL vì lý do cá nhân. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận từ ngày 21/3 – 18/4, dự kiến giảm số cổ phiếu NVL ông này nắm giữ xuống còn 75,3 triệu đơn vị, tương đương 3,862% vốn điều lệ.

Ông Bùi Cao Nhật Quân sinh năm 1982, là con trai của ông Bùi Thành Nhơn. Trước đây, ông Quân từng giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Novaland trước khi được miễn nhiệm vào tháng 5/2017.

Về diễn biến thị trường, kết phiên ngày 21/3, cổ phiếu NVL có giá 10.750 đồng/cp, vốn hóa công ty đạt 20.964 tỷ đồng.

Năm 2025, Novaland đặt mục tiêu doanh thu 21.000 tỷ đồng, tăng 153% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 1.400 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 4.300 tỷ đồng trong năm 2024.

>> Cập nhật mới nhất tiến độ các dự án của Novaland (NVL): 36.400 tỷ đồng nợ sắp đến hạn, công ty xoay sở như thế nào?

]]>

The post Công ty riêng của ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu NVL appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/cong-ty-rieng-cua-ong-bui-thanh-nhon-dang-ky-ban-5-trieu-co-phieu-nvl/feed/ 0 78497
Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu… https://unexpress.net/viet-nam-lam-chu-cong-nghiep-duong-sat-hoa-phat-san-xuat-ray-thaco-lap-toa-trung-chinh-dao-ham-viettel-trien-khai-tin-hieu/ https://unexpress.net/viet-nam-lam-chu-cong-nghiep-duong-sat-hoa-phat-san-xuat-ray-thaco-lap-toa-trung-chinh-dao-ham-viettel-trien-khai-tin-hieu/#respond Sat, 22 Mar 2025 00:32:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/viet-nam-lam-chu-cong-nghiep-duong-sat-hoa-phat-san-xuat-ray-thaco-lap-toa-trung-chinh-dao-ham-viettel-trien-khai-tin-hieu-206450.html Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, từ sản xuất ray, toa xe đến hệ thống tín hiệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cơ chế hỗ trợ cụ thể từ Nhà nước để mạnh dạn đầu tư. Hòa Phát, Thaco, Viettel và nhiều doanh nghiệp khác đã sẵn sàng tham gia cuộc chơi lớn. ]]> ...

The post Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu… appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu...
Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, từ sản xuất ray, toa xe đến hệ thống tín hiệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cơ chế hỗ trợ cụ thể từ Nhà nước để mạnh dạn đầu tư. Hòa Phát, Thaco, Viettel và nhiều doanh nghiệp khác đã sẵn sàng tham gia cuộc chơi lớn.
Chứng khoán

Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu…

Hải Băng 22/03/2025 07:32

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, từ sản xuất ray, toa xe đến hệ thống tín hiệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cơ chế hỗ trợ cụ thể từ Nhà nước để mạnh dạn đầu tư. Hòa Phát, Thaco, Viettel và nhiều doanh nghiệp khác đã sẵn sàng tham gia cuộc chơi lớn.

Việt Nam cần tự chủ trong ngành công nghiệp đường sắt

Ngày 21/3, Bộ Xây dựng phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp Việt với chương trình phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam”.

Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu...
Hình ảnh tại buổi làm việc

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã làm chủ nhiều công nghệ trong 4 lĩnh vực giao thông gồm đường bộ, hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa. Tuy nhiên, ngành đường sắt vẫn chậm phát triển do yêu cầu vốn đầu tư cao và cần đảm bảo chiều dài tuyến lớn để đạt hiệu quả. Vận tải đường sắt chỉ thực sự hiệu quả với cự ly từ 300km trở lên.

Năm 2022, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) đã tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 27 của Bộ Chính trị và tham mưu ban hành Kết luận 49, xác định giai đoạn 2025 – 2035 là thập kỷ phát triển đường sắt. Bộ đã trình Quốc hội 3 nghị quyết quan trọng về xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. HCM.

Theo kế hoạch, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 làm chủ khảo sát, thiết kế, thi công các tuyến đường sắt tốc độ dưới 160 km/h và đường sắt đô thị. Về tín hiệu, từ năm 2030, Việt Nam sẽ sản xuất phần mềm, làm chủ thiết bị điều khiển, hệ thống điện động lực và sản xuất đầu máy, toa xe trong nước.

Thứ trưởng Huy cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi từ Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc – các nước phát triển đường sắt tốc độ cao qua chuyển giao công nghệ, thay vì tự phát triển toàn bộ. “Doanh nghiệp cần xác định rõ năng lực, định hướng tham gia thị trường, từ đó có đề xuất cụ thể về cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước” – ông Huy nhấn mạnh.

Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu...
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho rằng doanh nghiệp cần định vị vai trò của mình trong ngành công nghiệp đường sắt

Theo Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Thiện Cảnh, nhu cầu sản phẩm công nghiệp đường sắt tập trung vào 4 nhóm chính gồm hạ tầng, đầu máy – toa xe, hệ thống tín hiệu và hệ thống điện sức kéo. Ngành đường sắt cần khoảng 28,7 triệu mét ray, 11.680 bộ ghi, 46 triệu thanh tà vẹt. Đến năm 2030, nhu cầu đầu máy khổ 1.000mm là 15 chiếc và 250 chiếc với khổ 1.435mm; đến 2045, con số này lần lượt là 150 và 2.000 chiếc. Toa xe khổ 1.000mm cần 26 chiếc vào năm 2030, tăng lên 160 chiếc vào năm 2045; toa xe khổ 1.435mm cần 1.760 chiếc vào năm 2030, tăng lên 10.144 chiếc vào năm 2045.

Hệ thống tín hiệu sẽ gồm đường sắt hiện hữu và điện khí hóa, trong khi hệ thống điện sức kéo dự kiến đầu tư 18 tuyến đường sắt điện khí hóa, sử dụng nguồn điện xoay chiều 1 pha 25kV.

PGS.TS Nguyễn Chỉ Sáng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam nhấn mạnh cần xây dựng lộ trình phát triển công nghiệp đường sắt gắn với quy hoạch dài hạn, đảm bảo thực hiện nhất quán. Ông đề xuất xác định tiêu chuẩn kỹ thuật để mô-đun hóa sản phẩm, tạo nền tảng nội địa hóa; lựa chọn sản phẩm, dịch vụ chiến lược để nội địa hóa theo từng giai đoạn, đưa vào điều kiện tiên quyết trong đấu thầu; giao nhiệm vụ cho một số doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trong thiết kế, chế tạo thiết bị quan trọng, đồng thời áp dụng cơ chế chỉ định thầu đối với một số hạng mục công nghiệp đường sắt.

“Việt Nam cần tự chủ trong phát triển các dự án đường sắt dưới 200 km/h (liên vùng và metro), bao gồm tư vấn thiết kế, quản lý dự án, thi công hạ tầng, chế tạo đầu máy – toa xe, tích hợp hệ thống tín hiệu, điều khiển đoàn tàu, bảo dưỡng sửa chữa. Nhà thầu nước ngoài bắt buộc phải liên danh với doanh nghiệp trong nước để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa” – ông Sáng nhấn mạnh.

Hòa Phát làm ray, Trung Chính đào hầm, Thaco lắp toa…

Tham luận tại hội nghị, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp, viễn thông, thép, công nghiệp ô tô như Viettel, Tập đoàn Hòa Phát, Thaco, Công ty Trung Chính… khẳng định sẵn sàng nguồn lực để tham gia thị trường công nghiệp đường sắt. Tuy nhiên, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể về thuế, ưu đãi vốn vay và chỉ định thầu.

Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu...
Ảnh minh họa

Ông Hồ Sỹ Hòa, Chủ tịch Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính cho biết các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu. Điều họ mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cần sớm trình Chính phủ, Quốc hội phương án về cơ chế lựa chọn nhà thầu để doanh nghiệp có cơ sở pháp lý, yên tâm đầu tư, chuẩn bị nguồn lực, công nghệ và thiết bị. Đồng thời, doanh nghiệp cần thời gian tìm hiểu, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, tránh bị động khi triển khai dự án.

Về phía doanh nghiệp mình, ông Hòa khẳng định nếu được giao các hạng mục cầu, hầm, Trung Chính sẽ “vào việc ngay, không mất thời gian”.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát tự tin khẳng định doanh nghiệp có thể làm chủ công nghệ sản xuất ray chất lượng cao. Hòa Phát đã đầu tư dự án sản xuất ray, dự kiến cuối năm 2027 sẽ ra mắt sản phẩm đầu tiên.

Ông Thắng kiến nghị Chính phủ đặt hàng doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra sản phẩm. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các loại ray đường sắt, cho phép doanh nghiệp tham gia cùng bộ phận kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Liên quan đến sản xuất phương tiện đầu máy, toa xe, ông Phạm Trường Tùng, Giám đốc Cao cấp Kỹ thuật – Công nghệ CTCP Công nghiệp Thaco cho biết doanh nghiệp có thể tham gia sản xuất toa xe. Tuy nhiên, cần được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và đất đai, chẳng hạn như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được, cũng như áp dụng ưu đãi đầu tư đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

Các doanh nghiệp như Viettel, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, FECON… cũng khẳng định đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tham gia dự án.

Trước các kiến nghị này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết sẽ tiếp thu ý kiến doanh nghiệp, báo cáo cấp thẩm quyền để đưa ra chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia các dự án đường sắt hiện đại trong thời gian tới.

>> Siêu dự án đường sắt lớn nhất lịch sử: Chi 10 tỷ USD vào đầu máy, toa xe, Đèo Cả và THACO có đủ sức làm việc lớn?

]]>

The post Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu… appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/viet-nam-lam-chu-cong-nghiep-duong-sat-hoa-phat-san-xuat-ray-thaco-lap-toa-trung-chinh-dao-ham-viettel-trien-khai-tin-hieu/feed/ 0 78494
‘Nữ hoàng băng vệ sinh’ Việt Nam tái sinh từ vực thẳm: Chia cổ tức lần đầu sau 15 năm https://unexpress.net/nu-hoang-bang-ve-sinh-viet-nam-tai-sinh-tu-vuc-tham-chia-co-tuc-lan-dau-sau-15-nam/ https://unexpress.net/nu-hoang-bang-ve-sinh-viet-nam-tai-sinh-tu-vuc-tham-chia-co-tuc-lan-dau-sau-15-nam/#respond Fri, 21 Mar 2025 11:12:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/nu-hoang-bang-ve-sinh-viet-nam-tai-sinh-tu-vuc-tham-chia-co-tuc-lan-dau-sau-15-nam-206391.html Từng là “nữ hoàng băng vệ sinh” của Việt Nam, CTCP Bông Bạch Tuyết (UPCoM: BBT) đã trải qua một hành trình đầy thăng trầm. Từ vị thế dẫn đầu thị trường nội địa, công ty tụt dốc không phanh, phải ngừng sản xuất, bị hủy niêm yết và mất cả thập kỷ để vực dậy. ]]> ...

The post ‘Nữ hoàng băng vệ sinh’ Việt Nam tái sinh từ vực thẳm: Chia cổ tức lần đầu sau 15 năm appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>

Từng là “nữ hoàng băng vệ sinh” của Việt Nam, CTCP Bông Bạch Tuyết (UPCoM: BBT) đã trải qua một hành trình đầy thăng trầm. Từ vị thế dẫn đầu thị trường nội địa, công ty tụt dốc không phanh, phải ngừng sản xuất, bị hủy niêm yết và mất cả thập kỷ để vực dậy.
Chứng khoán

‘Nữ hoàng băng vệ sinh’ Việt Nam tái sinh từ vực thẳm: Chia cổ tức lần đầu sau 15 năm

Quốc Trung {Ngày xuất bản}

Từng là “nữ hoàng băng vệ sinh” của Việt Nam, CTCP Bông Bạch Tuyết (UPCoM: BBT) đã trải qua một hành trình đầy thăng trầm. Từ vị thế dẫn đầu thị trường nội địa, công ty tụt dốc không phanh, phải ngừng sản xuất, bị hủy niêm yết và mất cả thập kỷ để vực dậy.

Sau 15 năm kể từ cú sốc sụp đổ, năm 2024, BBT đánh dấu một cột mốc mới: Lần đầu tiên chia cổ tức tiền mặt trở lại cho cổ đông – một dấu hiệu cho thấy hành trình tái sinh đang đi đến kết quả tích cực.

'Nữ hoàng băng vệ sinh' Việt Nam tái sinh từ vực thẳm: Chia cổ tức lần đầu sau 15 năm
Ảnh minh họa

Một thời hoàng kim và cú trượt dài

Thành lập từ thời bao cấp, Bông Bạch Tuyết là thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, đặc biệt nổi tiếng với sản phẩm băng vệ sinh và bông y tế. Những năm đầu 2000, công ty chiếm lĩnh hơn 30% thị phần băng vệ sinh – một con số đáng nể vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các “ông lớn” ngoại như Kotex (Kimberly-Clark) hay Diana (nay thuộc tập đoàn Unicharm), BBT tỏ ra chậm chạp trong thay đổi công nghệ, marketing và phân phối. Sản phẩm lỗi thời, thương hiệu xuống cấp, hệ thống vận hành trì trệ khiến công ty dần mất thị phần.

Từ năm 2006, BBT bắt đầu thua lỗ kéo dài. Đỉnh điểm là năm 2009, công ty bị hủy niêm yết trên HoSE do không đáp ứng yêu cầu kinh doanh có lãi trong ba năm liên tiếp. Cùng năm, nhà máy buộc phải dừng hoạt động, nợ nần chồng chất, cán bộ công nhân viên nghỉ việc hàng loạt. Nhiều nhà đầu tư gọi đây là “cái chết lâm sàng” của một thương hiệu quốc dân.

Sau khi tái cấu trúc với sự tham gia của các cổ đông chiến lược như Sài Gòn 3 Capital, BBT quay lại thị trường chứng khoán qua UPCoM năm 2018, với mức giá khởi điểm 2.300 đồng/cp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải vật lộn với tồn kho, nợ đọng, hệ thống phân phối cũ kỹ.

>> 16 năm sau ngày VN-Index vượt 1.000 điểm, FPT không còn giá 645.000 đồng, ITA đã thành “hàng chợ”

Bước ngoặt xảy ra từ năm 2022, khi công ty bắt đầu đầu tư vào thương mại điện tử và mở rộng hệ thống bán lẻ hiện đại. Đồng thời, BBT tái định vị lại sản phẩm – tập trung vào ngành hàng bông y tế, chăm sóc cá nhân và mẹ & bé – thay vì cố gắng giành lại thị phần băng vệ sinh đã mất.

Bước nhảy lớn xuất hiện

Kết quả là năm 2024, BBT ghi nhận doanh thu kỷ lục 229 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm trước và vượt 24% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 25 tỷ đồng – mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, đồng thời gấp gần 3 lần năm 2023; lãi sau thuế đạt gần 21 tỷ đồng.

Với kết quả này, HĐQT đề xuất chia cổ tức tiền mặt 5%, tương ứng 500 đồng/cổ phiếu – lần đầu tiên kể từ khi quay lại thị trường chứng khoán. Tổng giá trị chi trả là khoảng 4,9 tỷ đồng, mang ý nghĩa lớn về mặt biểu tượng cho cả cổ đông lẫn ban lãnh đạo.

'Nữ hoàng băng vệ sinh' Việt Nam tái sinh từ vực thẳm: Chia cổ tức lần đầu sau 15 năm

>> Bông Bạch Tuyết (BBT): Từ thời kỳ hoàng kim đến 10 năm ‘kéo cày trả nợ’ sau thất bại trước Kotex và Diana

Không dừng lại ở đó, tại ĐHCĐ ngày 8/4/2025, BBT sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành thêm gần 10,8 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 205,8 tỷ đồng – gấp 2.1 lần hiện tại trong đó, 9,8 triệu cp phát hành cho cổ đông hiện hữu, giá 10.000 đồng/cp, huy động 98 tỷ đồng; 980.000 cp ESOP sẽ được dành cho ban điều hành và nhân sự chủ chốt.

Công ty cũng lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết từ UPCoM sang HOSE hoặc HNX. Mục tiêu là cải thiện thanh khoản, tăng uy tín, thu hút thêm dòng vốn mới với chi phí thấp hơn. Khi hoàn tất 2 đợt phát hành, tổng số cổ phiếu lưu hành của BBT sẽ là 20,58 triệu cổ phiếu.

Chiến lược dài hạn và đối tác chiến lược

Trong năm 2025, BBT đặt mục tiêu doanh thu 340 tỷ đồng, tăng 37% so với 2024. Dù lợi nhuận trước thuế dự kiến giảm còn 21 tỷ đồng (do không còn khoản lợi nhuận bất thường từ xử lý nợ cũ) nhưng đây vẫn là con số khả quan trong xu hướng tăng trưởng bền vững.

Một điểm nhấn khác là việc ký kết hợp tác với Tập đoàn Osaki Medical (Nhật Bản) để phân phối độc quyền thương hiệu Dacco – dòng sản phẩm chăm sóc mẹ và bé. Đây được xem là mảng chiến lược mới của BBT trong giai đoạn 2025–2027, khi ngành hàng mẹ & bé có tốc độ tăng trưởng cao và biên lợi nhuận tốt.

Từ một công ty bị loại khỏi sàn niêm yết, chìm trong nợ nần, Bông Bạch Tuyết đang cho thấy nỗ lực vươn lên đáng ghi nhận. Việc chia cổ tức không chỉ là kết quả tài chính tích cực, mà còn là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã đi qua giai đoạn sống còn, bắt đầu bước vào chặng đường phát triển mới – với bài học thấm đẫm từ chính quá khứ từng tưởng chừng không gượng dậy nổi.

>> Bông Bạch Tuyết (BBT): ‘Bà già’ chơi Tiktok, giá cổ phiếu tăng 100% sau hai tuần

]]>

The post ‘Nữ hoàng băng vệ sinh’ Việt Nam tái sinh từ vực thẳm: Chia cổ tức lần đầu sau 15 năm appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/nu-hoang-bang-ve-sinh-viet-nam-tai-sinh-tu-vuc-tham-chia-co-tuc-lan-dau-sau-15-nam/feed/ 0 78493
Doanh nghiệp vận hành thủy điện đầu tiên của người Việt chốt chia cổ tức 20% https://unexpress.net/doanh-nghiep-van-hanh-thuy-dien-dau-tien-cua-nguoi-viet-chot-chia-co-tuc-20/ https://unexpress.net/doanh-nghiep-van-hanh-thuy-dien-dau-tien-cua-nguoi-viet-chot-chia-co-tuc-20/#respond Fri, 21 Mar 2025 02:33:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/doanh-nghiep-van-hanh-thuy-dien-dau-tien-cua-nguoi-viet-chot-chia-co-tuc-20-206258.html Hiện tại, Năng lượng R.E.E (thuộc Cơ điện lạnh) đang là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 60,4% vốn tại TBC. Cổ đông lớn khác là EVNGENCO3 với tỷ lệ sở hữu 30%, trong khi phần vốn còn lại thuộc về 960 cổ đông nhỏ lẻ. ]]> ...

The post Doanh nghiệp vận hành thủy điện đầu tiên của người Việt chốt chia cổ tức 20% appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Doanh nghiệp vận hành thủy điện đầu tiên của người Việt chốt chia cổ tức 20%
Hiện tại, Năng lượng R.E.E (thuộc Cơ điện lạnh) đang là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 60,4% vốn tại TBC. Cổ đông lớn khác là EVNGENCO3 với tỷ lệ sở hữu 30%, trong khi phần vốn còn lại thuộc về 960 cổ đông nhỏ lẻ.
Doanh nghiệp A-Z

Doanh nghiệp vận hành thủy điện đầu tiên của người Việt chốt chia cổ tức 20%

Quốc Trung {Ngày xuất bản}

Hiện tại, Năng lượng R.E.E (thuộc Cơ điện lạnh) đang là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 60,4% vốn tại TBC. Cổ đông lớn khác là EVNGENCO3 với tỷ lệ sở hữu 30%, trong khi phần vốn còn lại thuộc về 960 cổ đông nhỏ lẻ.

Doanh nghiệp vận hành thủy điện đầu tiên của người Việt chốt chia cổ tức 20%
Ảnh minh họa

CTCP Thủy điện Thác Bà (mã TBC – HoSE) vừa công bố Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh với mức điều chỉnh nhẹ so với năm trước.

Theo đó, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 500,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 198,5 tỷ đồng, và sản lượng điện sản xuất 530 triệu kWh. Trước đó, trong năm 2024, Thủy điện Thác Bà ghi nhận kết quả tích cực với doanh thu đạt 552 tỷ đồng, tăng trưởng hai chữ số, và lãi sau thuế gần 229 tỷ đồng.

Về chính sách cổ tức, công ty dự kiến duy trì tỷ lệ 20% bằng tiền trong năm 2025. Hồi cuối tháng 9/2024, TBC đã tạm ứng 10% cổ tức đợt 1 cho năm 2024, tương đương khoảng 63,5 tỷ đồng. Doanh nghiệp hiện là một trong số ít đơn vị trong ngành điện giữ mức chi trả cổ tức tiền mặt trên 10% đều đặn mỗi năm.

Thủy điện Thác Bà là một trong những doanh nghiệp thủy điện lâu đời nhất tại Việt Nam, được thành lập trên cơ sở vận hành Nhà máy Thủy điện Thác Bà – công trình thủy điện đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế và xây dựng. Nhà máy tọa lạc tại tỉnh Yên Bái, bên dòng sông Chảy, với công suất lắp đặt 120 MW, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng điện năng cho khu vực phía Bắc.

Công ty hoạt động theo mô hình cổ phần từ năm 2002 và hiện niêm yết trên sàn HoSE. Ngoài chức năng phát điện, Thủy điện Thác Bà còn thực hiện nhiệm vụ điều tiết thủy lợi, phòng chống lũ và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội khu vực hồ Thác Bà.

Tính đến nay, Công ty TNHH Năng lượng R.E.E (thành viên thuộc CTCP Cơ Điện Lạnh – REE) đang là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 60,4% vốn tại TBC. Cổ đông lớn còn lại là Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) với tỷ lệ sở hữu 30%, trong khi phần vốn còn lại thuộc về 960 cổ đông nhỏ lẻ.

>> Thủy điện Thác Bà và dấu ấn lãi kép trên sàn chứng khoán

]]>

The post Doanh nghiệp vận hành thủy điện đầu tiên của người Việt chốt chia cổ tức 20% appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/doanh-nghiep-van-hanh-thuy-dien-dau-tien-cua-nguoi-viet-chot-chia-co-tuc-20/feed/ 0 78490
Tăng trưởng tín dụng rộng cửa, ngành ngân hàng chinh phục kỷ lục lợi nhuận mới https://unexpress.net/tang-truong-tin-dung-rong-cua-nganh-ngan-hang-chinh-phuc-ky-luc-loi-nhuan-moi/ https://unexpress.net/tang-truong-tin-dung-rong-cua-nganh-ngan-hang-chinh-phuc-ky-luc-loi-nhuan-moi/#respond Thu, 20 Mar 2025 14:04:01 +0000 https://nguoiquansat.vn/tang-truong-tin-dung-rong-cua-nganh-ngan-hang-chinh-phuc-ky-luc-loi-nhuan-moi-206177.html Ngành ngân hàng đang đứng trước thời cơ bứt phá với các động lực quan trọng. Dù còn thách thức, triển vọng tăng trưởng và định giá hấp dẫn khiến cổ phiếu ngân hàng thu hút được sự chú ý của giới đầu tư. Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Khối Phân tích Chứng khoán KB Việt Nam đã có những góc nhìn sâu sắc về cơ hội và rủi ro của ngành trong năm 2025. ]]> ...

The post Tăng trưởng tín dụng rộng cửa, ngành ngân hàng chinh phục kỷ lục lợi nhuận mới appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
Tăng trưởng tín dụng rộng cửa, ngành ngân hàng chinh phục kỷ lục lợi nhuận mới
Ngành ngân hàng đang đứng trước thời cơ bứt phá với các động lực quan trọng. Dù còn thách thức, triển vọng tăng trưởng và định giá hấp dẫn khiến cổ phiếu ngân hàng thu hút được sự chú ý của giới đầu tư. Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Khối Phân tích Chứng khoán KB Việt Nam đã có những góc nhìn sâu sắc về cơ hội và rủi ro của ngành trong năm 2025.
Câu chuyện đầu tư

Tăng trưởng tín dụng rộng cửa, ngành ngân hàng chinh phục kỷ lục lợi nhuận mới

Đức Hải 20/03/2025 21:04

Ngành ngân hàng đang đứng trước thời cơ bứt phá với các động lực quan trọng. Dù còn thách thức, triển vọng tăng trưởng và định giá hấp dẫn khiến cổ phiếu ngân hàng thu hút được sự chú ý của giới đầu tư. Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Khối Phân tích Chứng khoán KB Việt Nam đã có những góc nhìn sâu sắc về cơ hội và rủi ro của ngành trong năm 2025.

Bước ra khỏi giai đoạn đầy thách thức của nền kinh tế, năm 2024 đánh dấu những chuyển biến quan trọng đối với ngành ngân hàng Việt Nam. Với sự điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hệ thống ngân hàng không chỉ đảm bảo thanh khoản ổn định mà còn góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và duy trì đà tăng trưởng kinh tế trên 7% – một kết quả vượt kỳ vọng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang vật lộn với suy thoái và lạm phát cao.

Những nền tảng vững chắc của năm 2024 chính là tiền đề quan trọng giúp ngành ngân hàng bước sang năm 2025 với nhiều kỳ vọng mới. Trong đó, động thái nới lỏng room tín dụng, sự hồi phục mạnh mẽ của tiêu dùng và đầu tư công, cùng với những cải thiện trong chất lượng tài sản sẽ trở thành những động lực chính, thúc đẩy tăng trưởng ngành cả về quy mô lẫn lợi nhuận.

Bước ngoặt chính sách: Room tín dụng rộng mở, lợi nhuận ngân hàng bứt phá

Theo kế hoạch điều hành của NHNN, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống trong năm 2025 được định hướng ở mức khoảng 16%, đồng nghĩa với việc 2,5 triệu tỷ đồng vốn vay sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% của Chính phủ.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Khối Phân tích của Chứng khoán KB Việt Nam nhận định, động thái được nới lỏng và dần tiến tới xóa bỏ room tín dụng sẽ là điểm nhấn then chốt giúp ngành ngân hàng có thể bứt phá và chinh phục những kỷ lục mới về lợi nhuận trong thời gian tới.

Nếu như trước đây, mức tăng trưởng tín dụng chỉ dao động quanh 13% – 14%, thì năm 2025, nhiều ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng lên đến 18% – 20%.

Điều này trực tiếp tạo dư địa thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời phản ánh qua đà tăng tích cực của các cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán.

“Đồng thời, sự nhất quán chính sách cũng thể hiện rõ qua việc nới mục tiêu kiểm soát lạm phát lên mức 4,5% – 5%, giúp tạo điều kiện để NHNN có thêm dư địa trong điều hành chính sách tiền tệ và bơm tiền ra lưu thông hiệu quả hơn” – ông Bình nhấn mạnh.

Tăng trưởng tín dụng rộng cửa, ngành ngân hàng chinh phục kỷ lục lợi nhuận mới

Bên cạnh tăng trưởng tín dụng, biên lãi ròng (NIM) cũng là yếu tố quan trọng quyết định triển vọng lợi nhuận của ngành. Ông Bình cho rằng, các ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm chi phí vốn nhờ thanh khoản dồi dào và lãi suất huy động được duy trì ở mức thấp.

Trong khi đó, lãi suất cho vay có thể tăng do nhu cầu tín dụng từ doanh nghiệp và người dân tăng cao, đặc biệt khi mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% được đặt ra.

Tuy nhiên, vị chuyên gia lưu ý do nền kinh tế vừa trải qua giai đoạn khó khăn, lãi suất cho vay nhiều khả năng sẽ ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong xu hướng kinh tế phục hồi.

Tiêu dùng và đầu tư công: Hai động lực tăng trưởng quan trọng

Cùng góc nhìn tích cực về ngành ngân hàng, các chuyên gia phân tích của Chứng khoán MB (MBS) cho rằng các tổ chức tín dụng sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn với sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất, tiêu dùng cũng như toàn nền kinh tế nói chung.

Tăng trưởng tín dụng rộng cửa, ngành ngân hàng chinh phục kỷ lục lợi nhuận mới
MBS dự báo tăng trưởng tín dụng của hệ thống sẽ đạt 17% – 18% trong năm 2025

Thậm chí, cuộc chiến thương mại lần hai có thể một lần nữa mang lại cơ hội cho các quốc gia thuộc nhóm “Trung Quốc +” như Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

Đồng thời, việc tiêu dùng chưa phục hồi hoàn toàn trong năm 2024 cũng mở ra dư địa tăng trưởng tiêu dùng đáng kể trong năm 2025.

Bên cạnh đó, chi tiêu công năm 2024 chỉ đạt 86,4% kế hoạch, nhưng với mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, Chính phủ được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ giải ngân, qua đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và cải thiện sức mua của người dân.

Do đó, MBS kỳ vọng tín dụng bán lẻ sẽ đóng góp tỷ trọng lớn hơn vào tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng nhờ nhu cầu gia tăng và mức nền thấp trong năm trước.

Thêm nữa, MBS dự báo với kịch bản tăng trưởng GDP đạt 8% vào năm 2025, Chính phủ sẽ đẩy nhanh tốc độ giải ngân, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự kiến đạt khoảng 90%.

“Điều này được kỳ vọng sẽ củng cố tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và cải thiện sức mua của khu vực dân cư trong năm 2025” – các chuyên gia phân tích MBS đánh giá.

Dù vậy, MBS nhận định NIM của các ngân hàng khó có thể tăng mạnh trong năm 2025 do lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng trong sáu tháng tới, khi tăng trưởng tiền gửi (13,4%) chậm hơn đáng kể so với tăng trưởng tín dụng (17,7%) trong năm 2024.

Đồng thời, các ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cho vay thấp trong năm 2025 nhằm thúc đẩy tín dụng trong bối cảnh áp lực cạnh tranh lớn.

Ngoài ra, tổ chức này nhận thấy thu nhập ngoài lãi đã cho thấy xu hướng phục hồi từ năm 2023, tạo cơ sở cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025. Đặc biệt, việc tăng tốc thu hồi nợ xấu cũng sẽ góp phần cải thiện chất lượng tài sản và gia tăng thu nhập cho các ngân hàng.

Cổ phiếu ngân hàng: Vẫn còn nhiều dư địa tăng giá

Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang được giới đầu tư đánh giá là hấp dẫn nhờ mức định giá thấp so với tiềm năng tăng trưởng. Hiện tại, hệ số P/B của hầu hết ngân hàng đang dưới mức trung bình ngành (1,3x), trong khi P/E chỉ dao động từ 5 – 7 lần.

Tăng trưởng tín dụng rộng cửa, ngành ngân hàng chinh phục kỷ lục lợi nhuận mới
P/B hiện tại của ngành ngân hàng tương đương với mức trung bình 3 năm

Từ đầu tháng 3, cổ phiếu ngân hàng top 1 đã chạy trước, đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo và giữ chỉ số, giúp VN-Index vượt qua mốc 1.300 điểm một cách vững chắc, tiến lên vùng cao mới.

Sau khi nhóm ngân hàng top 1 giữ trụ xong và đang chững lại, dòng tiền bắt đầu luân chuyển sang nhóm top 2, top 3 trong tuần 10 – 16/3. Thị trường phân hóa, dòng tiền tiếp tục tìm cơ hội ở các ngân hàng phía sau.

Một số cổ phiếu như SHB đã bật tăng mạnh sau thông tin tăng vốn, tiếp đó là VCB, MSB và VPB.

Đánh giá về triển vọng “cổ phiếu vua”, Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho biết vào ngày 17/3, UBCKNN sẽ kiểm thử KRX. Trong giai đoạn có nhiều thay đổi chính sách nhằm nâng hạng thị trường, nhóm tài chính – ngân hàng sẽ là điểm đến quan trọng của dòng tiền, bên cạnh nhóm cổ phiếu bất động sản.

Chứng khoán MB cũng có góc nhìn tích cực, nêu ba cổ phiếu đáng chú ý trong năm 2025 gồm CTG, BID và VPB với dự báo lợi nhuận có thể tăng trưởng 20% – 30%.

BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 6% – 10% so với năm trước, dự kiến đạt 33.000 – 35.000 tỷ đồng trong năm 2025.

Trong khi đó, Chứng khoán SSI ước tính lợi nhuận trước thuế của VietinBank có thể đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 26% nhờ dự phòng tín dụng giảm và thu nhập lãi thuần cải thiện.

Để có thêm nguồn lực thực hiện các mục tiêu tham vọng, BIDV và VietinBank đang tích cực tham gia cuộc đua tăng vốn lớn trong nhóm ngân hàng quốc doanh.

Cụ thể, BIDV dự kiến phát hành hơn 1,19 tỷ cổ phiếu chia cổ tức với tỷ lệ 21%, nâng vốn điều lệ từ 57.000 tỷ đồng lên gần 69.000 tỷ đồng, giữ vị thế ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong khối quốc doanh.

VietinBank dự kiến phát hành gần 2,4 tỷ cổ phiếu (tương đương gần 45%) cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn điều lệ lên gần 77.700 tỷ đồng. Trước đó, VietinBank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm gần 24.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận để lại. Nếu tất cả kế hoạch này được triển khai, vốn điều lệ của ngân hàng có thể vượt 90.000 tỷ đồng.

Việc BIDV, VietinBank đẩy mạnh tăng vốn không chỉ mở rộng dư địa tăng trưởng mà còn củng cố sức khỏe tài chính, đảm bảo các chỉ số an toàn và chất lượng tài sản.

MBS kỳ vọng hai ngân hàng này sẽ cải thiện chất lượng tài sản trong giai đoạn 2025 – 2026 nhờ nền kinh tế phục hồi. Theo dự báo, tỷ lệ nợ xấu của BIDV sẽ giảm xuống khoảng 1,3% trong năm 2025, trong khi con số của VietinBank có thể giảm dưới 1,2%, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) lên gần 200%.

Về phía VPBank, ngân hàng này được kỳ vọng tăng trưởng tín dụng bứt phá lên 24,5% trong năm 2025 nhờ sự phục hồi của FE Credit.

NIM dự kiến phục hồi trên 6% nhờ đóng góp từ mảng tài chính tiêu dùng. FE Credit có thể đạt lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng trong năm 2025 sau khi tái cấu trúc toàn diện, ghi nhận lãi 3 quý liên tiếp và đạt 500 tỷ đồng lợi nhuận trong năm qua.

Đặc biệt, VPBank nhận được nhiều ưu đãi từ Ngân hàng Nhà nước khi tiếp quản một ngân hàng “0 đồng”, bao gồm hạn mức tín dụng cao hơn, vay tái cấp vốn với lãi suất thấp, giảm 50% dự trữ bắt buộc và miễn hợp nhất báo cáo tài chính với ngân hàng được chuyển giao.

Ngoài ra, các cổ phiếu như TPB, HDB, VCB, VIB và OCB cũng được đánh giá khả quan, hưởng lợi từ đà tăng trưởng chung của ngành.

>> KBSV: Kinh tế Việt Nam chuyển mình và những cơ hội đầu tư chứng khoán năm 2025

]]>

The post Tăng trưởng tín dụng rộng cửa, ngành ngân hàng chinh phục kỷ lục lợi nhuận mới appeared first on UNExpress | Website nhiều người xem nhất.

]]>
https://unexpress.net/tang-truong-tin-dung-rong-cua-nganh-ngan-hang-chinh-phuc-ky-luc-loi-nhuan-moi/feed/ 0 78489