Trang chủ » Cảnh sát biến mất, xác chết đầy trên phố! Chuyện gì đang xảy ra ở nước Mỹ?

Cảnh sát biến mất, xác chết đầy trên phố! Chuyện gì đang xảy ra ở nước Mỹ?

bởi unexpress

Bản tin thời sự hàng đêm trên truyền hình Mỹ: Một kẻ điên cuồng chạy khắp Quảng trường Thời đại ở New York, giơ súng bắn ngẫu nhiên vào một tên điên khác đang chộp lấy một đứa trẻ làm lá chắn.

Trong nhiều thập kỷ, tội phạm bạo lực đã giảm đáng kể ở các thành phố Mỹ. Những tháng ngày tươi đẹp đó đã kết thúc bằng vụ một cảnh sát giết hại George Floyd, một người đàn ông da đen ở Minneapolis vào tháng 5 năm 2020. Trong suốt mùa hè và mùa thu, các cuộc biểu tình của Phong trào Black Lives Matter (BLM), sau đó là bạo loạn, nổ ra ở nhiều thành phố để trả thù cho cái chết của Floyd.

BLM và những kẻ kích động cánh tả đã sử dụng bạo loạn để khiến giới chóp bu chính trị sợ hãi mà “giải thể cảnh sát” với luận điệu rằng nước Mỹ phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống và rằng tất cả cảnh sát đều là những kẻ phân biệt chủng tộc.

New York là một trong những thành phố đầu tiên giải thể cảnh sát: Thị trưởng thành phố đã cắt 1 tỷ đô la ngân sách dành cho cảnh sát và giải thể đơn vị chống tội phạm – đây chính là đơn vị cảnh sát đã có công đưa New York trở thành một thành phố an toàn. Sau đó, các sở cảnh sát ở nhiều thành phố khác cũng chịu chung số phận.

Gần đây, tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon, cảnh sát đã trở nên vô cùng bất bình trước sự lạm dụng của các quan chức thành phố thuộc phe cực đoan – sự bức xúc lên đến mức khiến cả đơn vị kiểm soát bạo lực gồm 50 sĩ quan cảnh sát đã từ chức hàng loạt. Ở Columbus, tiểu bang Ohio, một cảnh sát đã nổ súng vào một thanh niên da đen khi cô này chuẩn bị đâm một thành niên da đen khác. Tất cả đều được ghi lại trên camera hành trình của sĩ quan cảnh sát. Hiện giờ, công tố viên thành phố đang đệ trình văn bản buộc tội viên cảnh sát vì anh ấy đã thực hiện đúng chức phận của mình để cứu sống một người dân.

Bạo lực ở Mỹ nhanh chóng đi quá xa khỏi giới hạn của cái gọi là tìm kiếm “công lý” cho George Floyd. Những người cực đoan tung ra các ý tưởng rằng chính sự hiện diện của cảnh sát là nguyên nhân gây ra tội phạm bạo lực, và rằng: loại bỏ cảnh sát là loại bỏ tội phạm bạo lực. Ai cũng có thể đoán được điều này sẽ dẫn đến đâu.

Không dừng lại ở việc giải thể cảnh sát, các quan chức thành phố có quan điểm cực đoan còn áp đặt tư tưởng công bằng xã hội “chống phân biệt chủng tộc” lên hệ thống tư pháp hình sự mà họ cáo buộc rằng mang tính phân biệt chủng tộc ở mọi khía cạnh: truy tố, xét xử và tống giam. Các số liệu thống kê còn khiến họ tức giận hơn nữa: 34% tù nhân là người da đen, 29% là người da trắng và 24% là người Latinh.

Tội phạm không bị truy tố ngay cả khi phạm trọng tội, nhiều tội danh đã được hợp pháp hóa, các quan tòa cho phép tội phạm được hưởng hình phạt quản chế, và những tội phạm trong tù được trả tự do.

Trong một vụ tấn công gần đây ở New York được ghi lại trên camera, một người đàn ông da đen bị loạn trí đã hành hung một phụ nữ lớn tuổi gốc Á giữa thanh thiên bạch nhật. Kẻ tấn công đã từng bị bắt 40 lần rồi lại được thả và vẫn đang tiếp tục khủng bố người dân.

Cùng với sự suy yếu của nền tư pháp hình sự, nhiều thành phố đã thay thế cảnh sát bằng đội ngũ nhân viên xã hội, chuyên gia sức khỏe tâm thần và nhân viên cộng đồng. Các trại tạm giam và nhà tù đã bị đóng cửa hoặc cắt giảm quy mô.

Tại Portland, các nhân viên bảo vệ công viên không vũ trang kiêm nhiệm luôn việc tuần tra đường phố. Những người này đã bị hành hung và phải gọi cảnh sát. Ở Minneapolis, các thành viên hội đồng thành phố buộc phải thuê dịch vụ bảo vệ tư nhân vì cảnh sát đã bị chính họ giải thể.

Tội phạm bạo lực đã giảm trong giai đoạn 2017 – 2019, nhưng sau đó lại tăng vọt từ giữa năm 2020 và năm 2021 khi sự chuyển đổi cực đoan của hệ thống tư pháp diễn ra mạnh mẽ. Từ đầu 2021 cho đến nay, 8.100 người đã bị bắn chết ở Mỹ, tính ra khoảng 54 người mỗi ngày. Năm 2020, con số đó là 14 người mỗi ngày.

Các vụ giết người gia tăng trong giai đoạn 2020-2021 ở các thành phố lớn: Atlanta tăng 58%, Portland 53%, New York 13%, Los Angeles 22%, Chicago 5% và Philadelphia 37%. Đây mới chỉ là một vài ví dụ. Cũng tại các thành phố này, các vụ nổ súng đã tăng khoảng 50%. Riêng tại Chicago, tính từ đầu năm đến nay đã có 371 người thiệt mạng trong các vụ nổ súng.

Các số liệu thực tế cho thấy tội phạm bạo lực đang được các quan chức của phe cực đoan trong chính quyền liên bang và chính quyền thành phố tiếp tay, xúi giục và làm cho trầm trọng hơn. Nhiều thị trưởng và hội đồng thành phố đã sử dụng bạo loạn như một cái cớ để áp đặt các cải cách cực đoan cho hệ thống tư pháp hình sự. Một hình ảnh thường thấy là các ông/bà thị trưởng xuống đường tuần hành ủng hộ người biểu tình trong khi các khu dân cư của họ bị thiêu rụi.

Biện hộ, biện hộ, biện hộ

Những người biện giải— những người ủng hộ, các quan chức nhà nước và giới truyền thông — đã tự đẩy mình vào giữa mớ bòng bong khi cố gắng tách biệt tỷ lệ tội phạm bạo lực ở mức kỷ lục khỏi quá trình chuyển đổi toàn diện của hệ thống tư pháp hình sự. Họ cho rằng các nhà phê bình không hiểu bối cảnh hoặc sắc thái của các vấn đề. Họ tuyên bố rằng giải thể thực sự có nghĩa là “cải cách” hoặc “tái hình dung”. Mỗi khi không thể lập luận được gì thì họ lại đổ lỗi tại Donald Trump. Rồi trong rất nhiều trường hợp, họ cho rằng tội phạm bạo lực là do biến đổi khí hậu và Covid-19. Nhưng dù họ có nói thế nào thì giải thể vẫn là giải thể và bạo lực vẫn là bạo lực.

Cái cớ cho những cuộc biểu tình và giải thể cảnh sát mà phe cực đoan viện dẫn ra là hoàn toàn sai.

Không có cơn đại dịch nào mang tên “cảnh sát giết hại người da đen không vũ trang”. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 25 người chết do cảnh sát, gần như tất cả đều có lý do chính đáng. Hầu hết nguyên nhân là do khi cảnh sát xuất hiện với lệnh bắt, đối tượng chống lại lệnh, và/hoặc cố gắng bỏ trốn, trong nhiều trường hợp còn hành hung cảnh sát.

Tình hình của cảnh sát tệ hại hơn nhiều so với “nạn nhân” của họ. Năm 2020 được mệnh danh là năm của bạo loạn, với 264 cảnh sát thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ và 48 người bị tội phạm bắn chết. Từ đầu năm 2021 đến nay, 159 cảnh sát đã thiệt mạng, trong đó 28 người chết do nổ súng. Năm 2019, 130 cảnh sát thiệt mạng, 49 người trong số đó chết do nổ súng. Tình hình đang ngày càng xấu đi.

Những hành động bạo lực nhắm vào người da đen lại không xuất phát từ người da trắng như cáo buộc của những người cực đoan. Nói đúng hơn, bao lực giữa người da đen với người da đen chiếm ưu thế và luôn luôn là như vậy. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất ở nhóm thanh niên da đen là bị giết hại.

Bạo lực băng đảng là lý do chính khiến bạo lực gia tăng trên đường phố Mỹ. Tính riêng từ đầu năm 2021 đến giờ đã có khoảng 296 vụ nổ súng hàng loạt (một vụ nổ súng được coi là nổ súng hàng loạt khi khiến ít nhất 4 người thiệt mạng). Ước tính có khoảng 770.000 thành viên băng đảng ở Mỹ. Bi kịch này đã hoàn toàn bị phe cực đoan bỏ qua.

Thế rồi, những người cực đoan đột nhiên thức tỉnh trước những cơn sóng bạo lực hoành hành trên các đường phố khắp nước Mỹ. Giải pháp của họ: đổ tội cho súng đạn, hoàn toàn không đả động gì đến việc phải tống cổ những kẻ phạm tội vào tù. Cứ như thể những khẩu súng vô tri vô giác có khả năng tự đi ra ngoài phố và tự bóp cò.

Nước Mỹ đang có khoảng 400 triệu khẩu súng, tính ra trung bình mỗi người dân đang sở hữu hơn một khẩu súng. Vấn đề là trong thực tế, bọn tội phạm không mua vũ khí theo con đường hợp pháp tại các cửa hàng. Chúng nhập súng từ những kẻ buôn lậu qua biên giới phía nam đang mở. Vì vậy, việc đưa ra quy định cho những người buôn bán súng hợp pháp sẽ chẳng có tác dụng gì. Việc cần làm phải là: Hãy lo mà củng cố vùng biên!

Thực tế là: Cho đến năm 2020, tình hình bạo lực đã giảm và nước Mỹ vẫn sở hữu một nguồn vũ khí lớn. Chỉ có một biến số duy nhất đã thay đổi – đó là sự chuyển đổi triệt để của hệ thống tư pháp hình sự do những người cực đoan khởi xướng. Điểm mấu chốt ở đây là các công dân tuân thủ pháp luật đang bị gây khó dễ với quyền sở hữu súng – đây là quyền cơ bản của người dân Mỹ được hiến định tại Tu chính án số 2 trong bản Hiến pháp năm 1791. Trong khi đó, những kẻ dùng súng để phạm tội lại được thả tự do!

Trớ trêu thay, chỉ 18% người dân Mỹ ủng hộ giải thể cảnh sát. Trong số đó, chỉ có 28% là người người da đen và 34% là người theo phe Dân chủ. 75% số người phản đối giải thể thể cảnh sát là người theo phe Cộng hoà. Tại sao lại như vậy?

Nhiều người da đen đang phải sống tại các khu dân cư nghèo. Ở đó, họ là nạn nhân của các băng đảng và tội phạm. Họ phải trông chờ vào sự bảo vệ của cảnh sát. Rất ít người da đen muốn giải thể cảnh sát bởi họ hiểu rõ hậu quả của việc đó là các thành viên băng đảng sẽ tự do hoành hành hoặc việc cướp bóc, trộm cắp và bạo lực sẽ vượt tầm kiểm soát của luật pháp. Điều họ mong muốn chỉ là các sở cảnh sát thực hiện một số cải cách hợp lý.

Tại New York, một cựu cảnh sát là người da đen đang dẫn trước trong cuộc bỏ phiếu bầu thị trưởng. Chương trình tranh cử của ông là “Mạnh tay với tội phạm”. Nếu ông thắng thì đó có thể là đòn giáng mạnh nhất chống lại cuộc tiếp quản thành phố của những người cực đoan.

Ở cấp liên bang, các nghị sĩ Cộng hoà với chương trình tranh cử chống tội phạm đã gần như chạm đến chiến thắng tại Hạ viện năm 2020, chỉ còn thiếu 5 lá phiếu. Đảng Cộng hoà có rất nhiều khả năng giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử tới đây năm 2022. Chống tội phạm sẽ là một vấn đề được ưu tiên trong chương trình nghị sự.

Có lẽ người dân Mỹ đã phát ngán với những chính sách cực đoan và họ đang tự hành động. Năm 2020, người dân Mỹ đã mua 23 triệu khẩu súng mới với mục đích tự vệ. Trong số đó, 40% người mua là phụ nữ, 50% là người da đen – tất cả đều là mua bán hợp pháp.

Những người cực đoan đang nắm quyền ở các thành phố lớn và những tờ báo ủng hộ họ không hiểu được một điều đơn giản rằng: Việc của họ là bảo vệ người dân chứ không phải là tiến hành những kế hoạch thiếu tính toán khiến người dân mất an toàn.

Quá nhiều người vô tội đã thiệt mạng trong quá trình theo đuổi những giấc mộng chuyển đổi không tưởng của phe cực đoan.

Các cuộc bầu cử cả ở cấp quốc hội và cấp thành phố đang đến gần. Nếu người dân Mỹ cảm thấy mệt mỏi với chủ nghĩa cực đoan đang tràn lan, đây là lúc họ có nhiều cơ hội để lựa chọn những ứng cử viên có quan điểm trung dung. Nếu người Mỹ không tận dụng cơ hội này để loại bỏ những người mang tư tưởng cực đoan ra khỏi những chiếc ghế họ đang nắm giữ thì nước Mỹ có thể sẽ không bao giờ lấy lại được những gì đã mất trong cái gọi là cuộc chuyển đổi vĩ đại hiện nay.

Theo Tiến sỹ Terry F. Buss – Chuyển ngữ: Đào Thuý

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Có thể bạn quan tâm