Trang chủ » Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG với một mặt hàng thép từ Malaysia , Thái Lan và Trung Quốc

Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG với một mặt hàng thép từ Malaysia , Thái Lan và Trung Quốc

bởi unexpress

Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG với một mặt hàng thép từ Malaysia , Thái Lan và Trung Quốc
Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 9,79% đến 28%.

Doanh nghiệp A-Z

Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG với một mặt hàng thép từ Malaysia , Thái Lan và Trung Quốc

Thu Huyền {Ngày xuất bản}

Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 9,79% đến 28%.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, ngày 14/1/2025, trên cơ sở xem xét kết luận của cơ quan điều tra, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 143/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.

Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 9,79% đến 28%.

Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG với một mặt hàng thép từ Maylaysia, Thái Lan và Trung Quốc
Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG với cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Trong quá trình điều tra vụ việc, thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu của Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.

Kết luận điều tra cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định rằng: (1) hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá; (2) có việc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với việc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Sản phẩm cáp thép dự ứng lực nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định 143/QĐ-BCT.

Mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc có thể được rà soát, điều chỉnh khi có hồ sơ yêu cầu của các bên liên quan theo quy định pháp luật để đảm bảo biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đúng đối tượng, đúng mức độ và trong khoảng thời gian hợp lý.

Chuyện thị phần ngành thép và CBPG

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép với quy mô sản xuất có thể đạt đến 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành thép hiện đang gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng, tồn kho lớn… và điều đáng lo ngại của ngành thép Việt là đang có nguy cơ bị mất thị trường nội địa do thép nhập khẩu từ Trung Quốc, bởi “đất nước tỷ dân” là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu thép vào Việt Nam.

Trong năm 2023, lượng sắt thép của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đạt 8,2 triệu tấn, tương đương hơn 5,6 tỷ USD, chiếm 62% trong tổng lượng và chiếm 54% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của nước ta.

Lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm phần lớn chủ yếu do giá bán từ thị trường này thấp hơn các thị trường khác từ 30-70 USD tùy từng loại sản phẩm. Điều này xuất phát từ thực tế, Trung Quốc vẫn đang “thừa thép”, tiêu thụ nội địa giảm buộc các nhà sản xuất thép nước này phải đẩy mạnh xuất khẩu thép với giá thấp để giải phóng bớt hàng tồn kho.

Bộ Công Thương nhận định ngành thép Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của ngành bất động sản trong nước dẫn đến nhu cầu thép đầu vào cho sản xuất các ngành công nghiệp xây dựng và xuất khẩu giảm; giá nguyên liệu tăng khiến chi phí sản xuất cao; tồn kho thép lưu thông ngoài thị trường còn ở mức cao. Đáng lưu ý, thép là một trong những mặt hàng bị điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới.

Tại thị trường quốc tế, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế suất 25% lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, đồng thời áp thêm 10% thuế lên hàng hóa từ Trung Quốc. Nếu việc áp thuế xảy ra, VNDirect Research nhận định các nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ giảm xuất khẩu sang Canada, Mexico và Mỹ, đồng thời chuyển dịch lượng thép này khỏi khu vực Bắc Mỹ và Mỹ Latinh đến các thị trường như ASEAN và Ấn Độ, nơi nhu cầu tiêu thụ thép nội địa vẫn tăng trưởng vững chắc.

Nếu không có thêm biện pháp bảo hộ từ Chính phủ, lượng thép nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng, gây áp lực lớn lên thị trường trong nước.

Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG với một mặt hàng thép từ Maylaysia, Thái Lan và Trung Quốc
Động thái cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên Trung Quốc gây nguy cơ thép nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam (Ảnh: Báo Tiền Phong)

Hiện tại, Bộ Công Thương đang kêu gọi các nhà sản xuất thép trong nước giảm cơ cấu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, nhằm giảm rủi ro trước các cuộc điều tra CBPG mới từ EU và Mỹ.

Bên cạnh đó, theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thuế CBPG thép dẹt có thể được áp dụng trong quý I/2025, các công ty có lợi thế về quy mô và giá thành sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép (bị áp thuế CBPG).

Cụ thể, trong năm 2024, trước những rủi ro liên quan đến việc Trung Quốc tăng xuất khẩu các sản phẩm thép sang các thị trường, Bộ Công Thương đã có các biện pháp điều tra CBPG để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.

Trong kịch bản cơ sở, VDSC cho rằng thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý I/2025. Trước đó, trong năm 2016, Bộ Công Thương khởi xướng điều tra CBPG tôn mạ trong tháng 3 và có kết luận điều tra trong tháng 9/2016.

>> Hưởng lợi từ các biện pháp chống bán phá giá, Hòa Phát (HPG) được dự báo lãi tăng 87% lên 12.700 tỷ

]]>

Có thể bạn quan tâm