Công ty BOT Cầu Thái Hà gây bất ngờ khi báo lãi ròng 302,2 tỷ đồng trong quý IV/2024, thoát khỏi chuỗi 11 quý thua lỗ liên tiếp. Kết quả đột biến đến từ một hoạt động kinh doanh mới mang lại “siêu lợi nhuận”, dù dòng tiền vẫn chưa thực sự về doanh nghiệp.
Bí ẩn cách kinh doanh ‘1 vốn 8 lời’, giúp công ty tại Thái Bình sắp phá sản vì thua lỗ do làm BOT bất ngờ báo lãi hơn 300 tỷ đồng
Công ty BOT Cầu Thái Hà gây bất ngờ khi báo lãi ròng 302,2 tỷ đồng trong quý IV/2024, thoát khỏi chuỗi 11 quý thua lỗ liên tiếp. Kết quả đột biến đến từ một hoạt động kinh doanh mới mang lại “siêu lợi nhuận”, dù dòng tiền vẫn chưa thực sự về doanh nghiệp.
Ngày 18/1, CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) – doanh nghiệp sở hữu trạm BOT cầu Thái Hà, tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 với nhiều đột biến, đặc biệt ở kết quả kinh doanh.
Công ty ghi nhận doanh thu thuần 372,8 tỷ đồng, gấp 31 lần so với quý IV/2023 và lợi nhuận ròng đạt 302,2 tỷ đồng. Trước đó, trong suốt 11 quý liên tiếp, BOT Cầu Thái Hà chìm trong thua lỗ và gần như không thể vực dậy, phải cầu cứu Chính phủ.
Hình ảnh trạm BOT cầu Thái Hà |
Nguyên nhân của sự đột biến này đến từ việc doanh nghiệp bất ngờ có thêm hoạt động kinh doanh mang lại “siêu lợi nhuận”.
Cụ thể, trong cơ cấu doanh thu quý IV/2024, mảng phí BOT đạt 56,2 tỷ đồng, không có biến động đáng kể. Tuy nhiên, công ty ghi nhận thêm 357,8 tỷ đồng doanh thu bán hàng hóa (các quý trước không có), với giá vốn chỉ 34,8 tỷ đồng, giúp lợi nhuận gộp từ mảng này đạt 323 tỷ đồng. Mặt hàng ‘1 vốn 8 lời’ này không được BOT Cầu Thái Hà thuyết minh cụ thể.
Đáng chú ý, khoản lãi vẫn đang nằm “trên giấy” khi báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mới chưa về doanh nghiệp mà đang nằm ở khoản phải thu từ hợp tác kinh doanh, không rõ thu từ bên nào. Tại thời điểm ngày 31/12/2024, công ty chỉ còn 9,7 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trên tổng quy mô tài sản 1.823,3 tỷ đồng.
‘Chết đuối vớ được cọc’
Công ty BOT Cầu Thái Hà được thành lập vào năm 2014 với 3 cổ đông là Công ty TNHH Tiến Đại Phát, CTCP Đầu tư Tư vấn & Xây dựng Phú Xuân và CTCP Đầu tư & XNK Bình Minh nhằm triển khai xây dựng cầu Thái Hà bắc qua sông Hồng, nối 2 tỉnh Hà Nam và Thái Bình, trên trục đường nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Công ty đã đầu tư vào dự án này 1.459,5 tỷ đồng. Trạm BOT cầu Thái Hà bắt đầu thu phí vào tháng 2/2019 với thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 16 năm 7 tháng. Ngay sau đó, BOT Cầu Thái Hà đối mặt với khó khăn lớn khi Nhà nước triển khai dự án cầu Hưng Hà sử dụng vốn ODA (vốn viện trợ không hoàn lại hoặc lãi suất thấp từ nước ngoài), nằm cách đó chỉ 3 – 4km.
Cầu Hưng Hà có kết nối giao thông tương tự cầu Thái Hà nhưng không thu phí, khiến hầu hết các phương tiện chuyển sang sử dụng cầu này, tránh tuyến đường thu phí qua cầu Thái Hà.
Cầu Hưng Hà bên cạnh là nguyên nhân khiến doanh nghiệp lao đao |
Vậy nên, doanh thu của BOT Cầu Thái Hà không đủ để trả lãi vay cho dự án. Giai đoạn năm 2019 đến quý III/2024, doanh nghiệp lỗ lũy kế 490,7 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu giảm còn 101,7 tỷ tại thời điểm ngày 30/9/2024. Với mức lỗ khoảng 20 tỷ đồng/quý, công ty đối diện việc “mất trắng” vốn chủ sở hữu chỉ trong 5 quý kế tiếp.
Nhờ báo lãi lớn trong quý IV/2024, vốn chủ sở hữu của BOT Cầu Thái Hà tăng lên 404,1 tỷ đồng, giảm lỗ lũy kế xuống còn 188,4 tỷ đồng.
Trước đó, vào tháng 9/2024, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức đàm phán với các BOT gặp vướng mắc, bao gồm BOT Cầu Thái Hà và ngân hàng cung cấp tín dụng để thống nhất giải pháp xử lý khó khăn và chia sẻ rủi ro. Nhà đầu tư và ngân hàng đã thống nhất kiến nghị bổ sung vốn Nhà nước để hỗ trợ dự án, đảm bảo khả thi về tài chính.
>> 56 doanh nghiệp công bố KQKD quý IV/2024, Top 1 tăng trưởng 3.619%
]]>