Trang chủ » Hiệp Hòa triển khai phương án phòng dịch tai xanh

Hiệp Hòa triển khai phương án phòng dịch tai xanh

bởi unexpress

Hiện nay dịch bệnh tai xanh đang diễn biến phức tạp và tiếp tục lan nhanh ở nhiều tỉnh thành gây thiệt hại lờn cho sản xuất chăn nuôi. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dịch tai xanh đã tái phát từ cuối tháng 3/2010. Trên địa bàn huyện Hiệp Hòa một số xã thượng huyện gần đây xuất hiện lơn ốm, chết do mắc bệnh tụ huyết trùng, tiêu chảy và nghi mắc bệnh tai xanh với tổng số lợn ốm là 492 con, chết 140 con, chữa khỏi 146 con. Nguồn gốc dịch là do lây lan từ tỉnh ngoài vào địa bàn, phát tán dịch trong tỉnh, huyện do bán chạy lơn ốm, vận chuyển, mổ thịt tiêu thụ lơn ốm…Vì vậy để chủ động phát hiện và giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra, UBND huyện đã có kế hoạch số 292 xây dựng phương án phòng chống dịch tai xanh trên địa bàn. Củng cố, duy trì hoạt động các BCĐ phòng bệnh động vật tưg huyện đến xã, các tổ, đội kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch. Thành lập và duy trì các đội kiểm tra liên ngành phòng chống dịch lưu động ở các cấp thực hiện quản ký, giám sát dịch bệnh động vật trên địa bàn, phát hiện xử lý những sai phạm trong công tác phòng dịch. Thực hiện thường xuyên việc tiêu độc khử trùng, vệ sinh phòng bệnh bằng vôi bột, hóa chất ở thôn, xóm, khu dân cư, chú trọng ở những ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao, nơi tập trung buyoon bán, giết mổ sản phẩm động vật. Thực hiện tiêm phòng triệt để các loại vacxin theo kế hoạch tiêm phòng của UBND huyện, đặc biệt chú trọng tiêm phòng vacxin dịch tả và dịch tai xanh trên lơn đạt tỷ lệ 100%. Củng cố tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn toàn huyện để ngăn chặn động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tổ chức cho các hộ kinh doanh cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về thu y trong mua bán động vật, sản phẩm động vật.Tăng cường quản lý, giám sát tình hình dịch bệnh, số lượng đàn vật nuôi, phát hiện và báo cáo kịp thời với chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý chính xác. Chuẩn bị địa điểm, nhân lực trang thiết bị…để tiêu hủy lợn bệnh khi có dịch phát sinh. Cần thực hiện đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong quá trình phòng dịch, không vứt bừa bãi xác ĐV ra sông hồ, kênh mương…Qua đó nhằm khống chế mối nguy hại của dịch tai xanh trên địa bàn không để lây lan ra diện rộng, phấn đấu duy trì phát triển ổn định số lượng đàn vật nuôi trong toàn huyện.

 Vân Anh, 12/5/2010

Có thể bạn quan tâm