Trang chủ » Sang Noong-Khai (Thái Lan) theo dấu chân Bác Hồ

Sang Noong-Khai (Thái Lan) theo dấu chân Bác Hồ

bởi unexpress

Trước chuyến đi sang Lào, mọi người rất náo nức muốn đến Noong-Khai, một cửa khẩu biên giới Lào – Thái.
Theo sử sách thì trong những năm hoạt động cách mạng,thời kỳ hoạt động bí mật tại Thái Lan (bí danh Thầu Chín) vào những năm 1928-1929, Bác Hồ đã đến nhiều tỉnh như Phit Chit, Phisanulok, Udon Thani, Nong Khai, Nakhon Phano và cả Băng Cốc…Bác đã tổ chức nhiều lớp huấn luyện cán bộ và tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước trong cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan. Sau này, nhiều bà con Việt kiều nghe lời Bác đã trở về Việt Nam xây dựng quê hương.
U-don cũng là nơi có sân bay quân sự mà trong chiến tranh, người Mỹ đã sử dụng để đưa B52 ném bom miền Bắc Việt nam.

 

Khách du lịch Lào Thái qua lại cửa khẩu Noong Khai rất nhiều. Những chuyến xe tấp nập.
Từ Noong Khai, cần phải đi 25km nữa mới đến U-don.
Có một câu chuyện có thật kể rằng:
ở tỉnh U-đon, nơi đất Phật, Vương quốc Thái Lan có chùa “Vắt Phô” – nơi có vị sư già trụ trì chùa là người Thái Lan rất quý mến đức độ và khâm phục Bác Hồ là con người yêu nước vĩ đại. Ngày nghe tin Bác mất (năm 1969), Vị hoà thượng già ấy đã cùng bà con Việt Kiều tổ chức lễ truy điệu Bác Hồ và cho 79 vị sư tụng kinh niệm Phật cầu siêu cho Bác Hồ ở trong chùa 3 ngày 3 đêm liền (từ 11 đến 13) tháng 9 năm 1969. Sau khi tổ chức lễ truy điệu Bác Hồ xong, vị hoà thượng đã cho chú tiểu trong chùa lấy tất cả các vòng hoa bà con Việt Kiều mang đến viếng Bác, đem phơi khô rồi đem tán thật nhỏ, trộn với cao sáp ong đúc thành những tượng Phật. Mỗi ông Phật nhỏ bằng đầu ngón tay. Mặt trước và mặt sau của bức tượng Phật đều được in Phật hiệu của chùa Vắt Phô. Sư cả mang tất cả số tượng Phật ấy đi tụng kinh luyện phép, phục hồn rồi đem tặng cho các tín đồ đến lễ Phật viếng chùa.
Hoà Thượng nói với mọi người:

“Cụ Hồ là một vị thánh. Cụ sẽ phù hộ cho bất cứ ai đeo Phật hoa của cụ”?.

-Câu chuyện cảm động này là tư liệu này nằm trong bài viết của tác giả Ngô Vĩnh Bao đăng trong Tạp chí Xưa và nay số ra tháng 5-2004.

Cây cầu bắc qua sông Mê Kông nối liền biên giới Lào – Thái

 

Rất tiếc là do thời gian nên chúng tôi chỉ đến được Noong Khai mà không kịp đến U-don.
Chỉ biết là giờ đây, Noong Khai chắc chắn đổi thay nhiều so với thế kỷ trước, khi Bác hoạt động cách mạng ở đây.
Nơi đây giờ là cửa khẩu quốc tế. Buôn bán sầm uất cả hai bên Lào và Thái.

Cừa khẩu Noong Khai đón khách du lịch bằng “nhà sư và con chó đen”. Nhà sư thì có thể gặp ở mọi nơi. Con chó đen được xích ngay lối vào cửa khẩu, có một cảnh sát kèm nó để đánh hơi ma túy

Bằng xe Tuk-Tuk (ta ngày xưa gọi là xe Lam). Xe cgở khách từ cửa khẩu vào thị trấn, siêu thị ngắm cảnh và mua sắm. Hàng hóa Thái nhiều vô kể, giá thì rẻ…như hàng Tàu…

Mình cũng tranh thủ làm mấy chuyến khách…

Cảnh sát Thái Lan rất thân thiện, chỉ tội ít chịu dùng thuốc tắm trắng nên hơi…đen

Tranh thủ chụp ảnh lưu niệm cùng Kia-tia-sac, thủ lĩnh “phe áo đỏ” cùng đi

Lào là đất nước không có biến. Bãi sông Mê Kông trở thành nơi bãi tắm lý tưởng cho du khách.
(Ảnh chụp từ trên cầu biên giới)

Đến Noong Khai (Thái Lan)  những ngày này, nơi nào cũng thấy bạt ngàn sắc hoa Vàng và Đỏ.
Cây cỏ hoa lá Vàng và Đỏ thì có thể chung sống hòa bình chứ không như con người chia hai phe Áo Vàng và Áo Đỏ…

Bài học từ thiên nhiên..

Bài và ảnh Nguyễn Ngọc Oanh, 3/5/2010.

Trang hiephoa.net được hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Mozilla Firefox và Google Chrome

 

Có thể bạn quan tâm