Trang chủ » Bốn nhà họp mặt bàn cách làm giầu

Bốn nhà họp mặt bàn cách làm giầu

bởi unexpress
Sáng nay tại hội trường UBND xã Thường Thắng đã diễn ra cuộc họp mặt giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà nước và nhà doanh nghiệp do Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội CCB xã Thường Thắng tổ chức để chuyển giao kỹ thuật nuôi dế, nuôi giun cho nông dân. Phía nhà nông có hơn 100 đại biểu là cán bộ, hội viên của 3 đoàn thể từ 13 thôn trong xã. Nhà nước có đông đủ các đ/c trong Đảng ủy, Thường trực HĐND, UBND, các ban ngành của xã Thường Thắng, cán bộ khuyến nông của huyện Hiệp Hòa và tỉnh Bắc Giang. Nhà khoa học có đại tá Phan Ngọc Minh, giám đốc công ty Công nghệ Y-Sinh học Hòa Lạc thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học Đông Nam Á. Nhà Doanh nghiệp có Giám đốc Công ty cổ phần thương mại sản xuất thực phẩm Hà Nội cùng các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, chủ trang trại là thành viên CLB đa dạng sinh học tỉnh Bắc Giang.
Đại tá Phan Ngọc Minh và phó giám đốc công ty cổ phần  TMSX thực phẩm Hà Nội nói chuyện với hội nghị về lợi ích của việc áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà nông.
Để minh chứng cho hiệu quả này, anh Bùi Văn Hồi, chủ cơ sở nuôi, cung cấp giun quế ở làng Sai, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên đã giới thiệu với hội nghị về kỹ thuật và lợi ích từ việc nuôi giun quế, vừa có hiệu quả kinh tế, vừa làm sạch môi trường. Con giun quế làm thức ăn cho chăn nuôi gà, nếu nuôi nhiều thì không cần mua cám công nghiệp, chỉ cho con gà ăn giun cùng với thóc, ngô sẽ nuôi được con gà sạch. Con giun quế còn tiêu hủy hết phân gia súc, làm sạch môi trường. Anh đem theo một lọ phân giun cho mọi người xem, ngửi, không có mùi hôi.
Chị Nghiêm Thị Minh, chủ trang trại nuôi dế giống và dế thương phẩm đã giới thiệu cụ thể về kỹ thuật nuôi dế và hiệu quả kinh tế từ việc nuôi dế. Chị kể với hội nghị, từ một lần đi bệnh viên điều trị, chị đọc được một bài báo nói về hiệu quả kinh tế từ việc nuôi dế. Về nhà chị tìm mua một chậu dế giống giá 1.500.000đ vì dế giống còn hiếm. Chị nhân dần ra, chỉ sau 4 tháng chị có cả trang trại dế. Tổng trại dế của chị đầu tư hếtt có 4.500.000đ. Chỉ một đợt 15 ngày, từ cuối tháng 11/2009 đến đầu tháng 12/2009, chị bán dế giống thu được 33 triệu đồng. Tính từ tháng 7/2009 đến nay, chị đã thu được gần 100 triệu đồng. Hiện nay chị có đủ giống dế bán cho mọi người với giá 1 triệu đồng/một chậu và bao tiêu sản phẩm cho tất cả những ai mua, nuôi dế từ đàn giống của chị (có giấy chứng nhận của chị), với giá hiện nay là 450.000đ một kg dế thương phẩm. Hiện tại mỗi ngày chị có thể tiêu thụ 50 kg dế thương phẩm, đang cần rất nhiều người nuôi.
Hai đề tài nuôi giun quế và nuôi dế rất hấp dẫn với nông dân xã Thường Thắng, vì rất nhiều gia đình đang nuôi gà với số lượng hàng trăm, hàng nghìn con; và cũng đang muốn tìm con giống có hiệu quả kinh tế cao để nuôi.
Dưới đây là một số hình ảnh về buổi chuyển giao kỹ thuật nuôi giun quế và nuôi dế.
Ảnh 1+2:Nói chuyện về lợi ích của việc áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất.
 

Anh Bùi Văn Hồi giới thiệu kỹ thuật nuôi giun quế (ảnh 3)

Chị Nghiêm Thị Minh giới thiệu kỹ thuật nuôi dế (ảnh 4+5+6+7)

Cốc cho dế uống nước

Đĩa cho dế ăn

Cỏ cho dế ăn

Nhà nuôi dế của chị Minh

 Bài và ảnh: Nguyễn Thế Tính, phóng viên hiephoa.net, 29/4/2010

Có thể bạn quan tâm