Gặp mặt những Cựu Chiến binh trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Chọn có 10 đ/c, sau khi nghe từng đ/c kể chuyện, do khuôn khổ thời gian của cuộc tọa đàm, Ban tổ chức giao cho 6 đ/c chuẩn bị thật tốt để tham gia tọa đàm. Mỗi đ/c đại diện cho một binh chủng. Nếu người dẫn chương trình điều hành không tốt còn có thể bị “cháy thời gian”. Mà chuyện của đ/c nào cũng hay, đ/c nào không được tọa đàm cũng tiếc.
Đ/c Đồng Văn Thành, quê ở xã Hợp Thịnh, chiến sĩ bộ binh kể: Thực tế trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đơn vị đ/c không phải chiến đấu, mà tiến một mạch thẳng vào thành phố. Trận đánh ác liệt của đơn vị đ/c lại diễn ra từ trận mở màn cho cả chiến dịch mùa Xuân 1975 ở Buôn Ma thuột. Trận ấy lại là trận đánh lớn đầu tiên trong đời bộ đội của đ/c. Câu chuyện tóm tắt thế này: Tháng 9/1972, đơn vị đ/c hành quân bộ 6 tháng trời, từ huyện Lục Nam (Bắc Giang) vào chiến trường B3. Đ/c được bổ sung vào tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66, mặt trận B3, sau này thành lập Quân đoàn 3 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Khi bổ sung về đơn vị, đ/c là đối tượng kết nạp Đảng nên được giao nhiệm vụ làm tiểu đội phó, rồi làm tiểu đội trưởng. Mở màn chiến dịch Tây Nguyên, Tiểu đoàn đ/c đánh vào Sân bay Hòa Bình. Đại đội đ/c là mũi chủ công. Khi chiếm được Sân bay, đại đội đ/c chỉ còn 3 anh em không dính đạn địch, trong đó có đ/c. Thương vong nhiều, nhưng khí thế chiến thắng, chiến dịch khẩn trương, không có thời gian để mà nghĩ sợ hay không sợ, chỉ có thời gian để tiến quân và đánh địch. Đánh xong Sân bay Hòa bình, đơn vị đ/c tiến thẳng theo đường đi Nha Trang, chặn địch rút chạy ở đèo Phượng Hoàng. Trận đánh cũng khá quyết liệt vì đội hình rút chạy của địch rất đông. Diệt xong địch ở đèo Phượng Hoàng, đơn vị đ/c tiến về Trảng Bảng, hội quân với lực lượng của Quân đoàn, nhận nhiệm vụ đánh vào Sân bay Tân Sơn Nhất, rồi tiến vào thành phố…
Đ/c Ngọ Chúc, quê ở xã Hòa Sơn, 72 tuổi, nguyên là Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn pháo binh 675 kể: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đơn vị đ/c phối thuộc với Quân đoàn 3, tiến quân theo hướng Bắc, từ Hố Bò Củ Chi, đi bên trái căn cứ Đồng Dù vào thành phố. Đơn vị được lệnh tiến công địch từ 28/3/1975, đánh vào Hooc Môn. Sau đánh Sân bay Tân Sơn Nhất. Mục tiêu trong thành phố là Bộ Tổng Tham mưu ngụy và Dinh Độc Lập. Pháo 122 ly nòng dài, bắn cấp tập, mật độ dầy nên đã đè đầu địch ngay từ đầu, tạo điều kiện để bộ binh tiến công. Câu chuyện đ/c nhớ nhất là khi tiến vào thành phố, Sở chỉ huy Trung đoàn đặt ngay tại sân của một nhà dân. Vừa triển khai thì có một chị phụ nữ ở trong nhà ra nói: Mẹ tôi bảo, các anh không vào nói với mẹ tôi thì mẹ tôi đuổi đi đấy. Anh vào nhà, thấy một bà cụ già nằm ở trên giường. anh chào cụ, không thấy cụ bảo gì. Chị phụ nữ bảo: mẹ tôi nặng tai, anh phải nói to lên, và bảo các anh là việt cộng. Anh ghé sát tai cụ, nói: mẹ ơi! Chúng con là Bộ đội Cụ Hồ đây. Bà cụ ngồi ngay dậy, năm lấy tay anh, sờ lên cánh tay, lên vai anh, giọng súc động: Các con là Bộ đội của Cụ Hồ ư! Các con về rồi ư! Thế thì cứ ở nhà má đi!…
Đ/c Nguyễn Trung Thu, quê ở xã Mai Trung, chiến sĩ bắn súng B40 của Bộ đôi Đặc công. Đ/c nhập ngũ tháng 2/1974. Huấn luyện xong, đơn vị đ/c hành quân vào thẳng chiến trường Miền Đông Nam Bộ. Vào chiến dịch, ngày 25/4 đơn vị đ/c nhận nhiêm vụ đánh địch và phá cầu Đồng Nai. Tiến công 2 đợt, đich chống trả quyết liệt, không chiếm được cầu. Đến đêm thì có lệnh, đánh diệt địch, chiếm giữ cầu để tiến quân, không được phá cầu. Đêm đó, đon vị đ/c chiếm được cầu, một mũi ở lại giữ cầu, đơn vị đánh tiếp vào tổng kho Long bình. Trong trạn này, đ/c đã bắn liên tục 13 quả đạn B40, tai ù đặc, chỉ còn mắt nhìn và tiến. Khi đánh vào Tổng kho Long bình, đ/c chiến sĩ AK bị đi ngoài, không đi được, đ/c Thu đã để B40 để đ/c ấy ở lại giữ cầu, đ/c dùng tiểu liên AK cùng đơn vị đánh địch. Chiếm xong Tổng kho Long Bình, đơn vị tiếp tục cùng Quân đoàn 4 tiến vào thành phố…
Đúng là chuyện của đồng chí nào cũng súc tích, cũng sâu sắc. Có thời gian tìm hiểu sâu thì mỗi đ/c đủ tư liệu viết thành một câu chuyện. Như chuyện của chị Nguyễn Thị Sơn, năm 1964, mới 16 tuổi chị đã tình nguyện đi TNXP. Năm 1966 đơn vị vào Quảng Trị mở đường. Tình yêu của chị đã nẩy nở ngày trong những ngày mở đường, phá bom ở chiến trường. Đơn vị đã tổ chức đám cưới cho chị ở chiến trường. Chị cũng sinh con ở chiến trường. Một chuyện tình sử trong chiến tranh của thanh niên Việt Nam, của dân tộc việt Nam ta, phạm vi của một bản tin, dù có biết là hay cũng chẳng thể nào viết hết được. Phải là các nhà văn mới khai thác và thể hiện hết được.
Xin giới thiệu tiếp một số hình ảnh của cuộc gặp mặt và sinh hoạt của CCB hướng tới ngày Kỷ niệm chiến thắng BA MƯƠI THÁNG TƯ.
Ảnh 1: Đ/c Hà Thanh, TT Hội CCB huyện người dẫn chương trình buổi tọa đàm, trình bầy chương trình của buổi tọa đàm.
Bài và ảnh: Nguyễn Thế Tính, phóng viên hiephoa.net, 23/4/2010
Trang hiephoa.net được hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Mozilla Firefox và Google Chrome