Đó là ông Ngô Văn Đán, tức Ngô Văn Hoạt ( 1910 – 1991), quê thôn Vân Xuyên, xã Hoàng Vân. Trong những năm ba mươi của thế kỷ trước, ông dạy hoc và tham gia hoạt động cách mạng ở Đào Xuyên ( Gia Lâm ). Ngày 01/6/1938 thày giáo Ngô Văn Đán được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đào Xuyên. Người giới thiệu và kết nạp thày Đán là ông Hoàng Quốc Việt. Đây là người đảng viên đầu tiên ở Đào Xuyên, cũng là người đảng viên đâù tiên của huyện Hiệp Hòa, chức vụ Đảng cao nhất của cụ Đán là Khu ủy viên khu tự trị Việt Bắc. Ông Ngô Văn Đán là người giới thiêu, kết nạp ông Lê Quang Đạo vào Đảng. Hiện trong nhà cụ Đán còn treo tấm ảnh Chủ tịch Quốc hội khóa 8 Lê Quang Đạo lên thăm gia đình cụ Đán, người đưa ông Lê Quang Đạo về thăm là ông Nguyễn Thanh Quất, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy Hà Bắc.
Người Đảng viên đầu tiên của huyện Hiệp Hòa
Ông Ngô Văn Đán sinh ra trong một một gia đình có truyền thống hiếu học, khoa bảng, thuộc hàng trâm anh thế phiệt, danh gia vọng tộc, có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ông là con cả cụ Đồ Ba, tự Ngô Văn Thấu. Gia đình cụ Đồ Ba là cơ sở đầu tiên của khu căn cứ địa cách mạng Hoàng Vân – ATK2 của Trung ương và xứ ủy Bắc Kỳ. Cụ Đồ Ba là hậu duệ của Tiên sĩ Trịnh Ngô Dụng, một đại quan thời hậu Lê, cụ có năm người con thì bốn người đươc Nhà nước công nhận là Lão thành cách mạng và được tặng Bằng có công với nước. Ông Ngô Tuấn Tùng người con thứ hai cụ Đồ Ba – người thứ hai của quê hương Hiệp Hòa được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Viêt Nam. Ông Ngô Duy Phương, em út của ông Ngô Văn Đán là một trong ba đảng viên của Chi bộ Hoàng Vân, được kết nạp ngày 16/02/1940 tai địa điểm Nội Đống Mú, người kết nạp là ông Lê Hoàng – Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc kỳ. Ông Ngô Duy Phương làm Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Giang, đại biểu Quốc hội khóa 2 (1960-1964), mất năm 1999.
Ông Ngô Văn Đán là thân phụ của chị Ngô Thị Lựu, nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động, thương binh, xã hội tỉnh Bắc Thai; Tiến sĩ Ngô Quang Thắng hiện đang công tác Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước; PGS – Tiến sĩ Ngô Đại Quang, Viện trưởng Viện nghiên cứu da giày Việt Nam
BBT- Biên soạn nhân dịp kỷ niêm 80 năm ngày thành lập Đảng (03/02/1930-03/02/2010)
Về chủ đề này các bạn có thể xem thêm bài “Trịnh Ngô Dụng” (phần Hậu Duệ)